Mục tiêu phân luồng học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục tiêu phân luồng học sinh trung học cơ sở

Nhằm giúp HS THCS có thông tin và định hướng HS tìm cơ hội phù hợp với năng lực của mình, cụ thể HS học xong giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9, hiện tại gọi là THCS), người học có đủ kiến thức nền tảng để bước vào học chương trình GDNN. Sau khi học xong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến 12, hiện gọi là THPT), người học có thể theo học đại học.

Phân luồng trong giáo dục, khuyến khích HS tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp, góp phần thực hiện mục tiêu của Quyết định số 522/QĐ- TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025, đồng thời tiết kiệm chi phí cho xã hội. Điều 9 Luật Giáo dục 2019 quy định: “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” [24].

Tạo điều kiện để HS tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học GDNN, tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

Tạo bước đột phá về chất lượng GDHN trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng HS THCS và THPT vào học các trình độ GDNN phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, hội nhập khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)