Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất biện pháp, tiếp cận theo chức năng quản lý để quản lý hoạt động phân luồng HS THCS, các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đều hướng tới một mục tiêu chung là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống biện pháp có mối liên hệ ràng buộc theo các chức năng quản lý, tác động vào các thành tố của quá trình phân luồng HS THCS để khắc phục những “lỗ hổng” trong quá trình quản lý.

Biện pháp 1 “Tổ chức nâng cao nhận thức về định hướng hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường”, nhằm nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan

trọng của hoạt động phân luồng HS THCS nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận cao trong việc triển khai, thực hiện kế hoạch.

Biện pháp “Quản lý lập kế hoạch hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, đặt trong chu trình quản lý thì kế hoạch hóa là hoạt động đầu tiên của chu trình quản lý, có tính chất bao trùm, là căn cứ của các hoạt động tiếp theo.

Biện pháp 3 “Quản lý xây dựng mô hình phối hợp phân luồng HS THCS thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý” với bản chất là thực hiện chức năng tổ chức, chỉ đạo trong quản lý GDHN, biện pháp này cụ thể hóa chức năng tổ chức bộ máy nhân sự, huy động các nguồn lực và tạo ra các công cụ quản lý để xây dựng thành mô hình quản lý phân luồng HS THCS, trong đó tích hợp các đặc điểm đặc thù của trường THPT, các Trung tâm GDNN - GDTX. Đây là quá trình tiếp theo của chu trình quản lý, nhằm hiện thực hoá các mục tiêu, nội dung phân luồng HS THCS.

Biện pháp 4 “Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ và các bên liên quan về phân luồng HS THCS”,

nhằm mục đích giải quyết vấn đề bất cập về chất lượng đội ngũ GV kiêm nhiệm làm công tác phân luồng HS THCS. Nội dung của biện pháp nêu ra phương pháp, hình thức, nội dung tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả của bộ máy nhân sự.

Biện pháp 5 “Chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư cho công tác phân luồng HS THCS theo hướng tạo ra năng lực mới thúc đẩy cho phân luồng cân đối, hợp lý” để xây dựng cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác phân luồng, nhất là đối với GDHN trong trường THCS.

Biện pháp 6 “Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS”, với bản chất là thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá trong chu trình quản lý, thể hiện vai trò kiểm tra, đánh giá vừa để quản lý chất lượng hoạt động phân luồng HS THCS và đồng thời cung cấp thông tin phản hồi để làm căn cứ để điều chỉnh cả quá trình quản lý hoạt động phân luồng HS THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)