8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Quản lý lập kế hoạch hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ
ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
a) Mục tiêu của biện pháp
Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS thiết lập quy trình xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo hiệu quả. Hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS thể hiện ở quy
trình quản lý gồm: Lập kế hoạch phân luồng HS THCS; tổ chức thực hiện phân luồng HS THCS; chỉ đạo thực hiện phân luồng HS THCS; kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS.
b) Nội dung thực hiện và cách thức thực hiện
- CBQL các trường THCS chỉ đạo lập kế hoạch quản lý phân luồng HS THCS: Mô hình lập kế hoạch theo sơ đồ 3.1 dưới đây:
Sơ đồ 3.1. Mô hình lập kế hoạch phân luồng HS THCS
Ba bước tìm hiểu trong mô hình lập kế hoạch phân luồng HS THCS là: - Bước 1: GV định hướng HS tìm hiểu bản thân để hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính nhằm phân luồng HS.
- Bước 2: HS tìm hiểu các trường THPT trên địa bàn huyện Đại Từ và thị trường tuyển dụng lao động.
- Bước 3: Tìm hiểu những tác động ảnh hưởng tới bản thân các em khi chọn hướng học, chọn nghề, từ gia đình đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội để quyết định học tiếp lên THPT, học GDNN hay đi lao động.
Sau khi hoàn tất ba bước tìm hiểu, GV giúp HS có đủ kiến thức để bắt đầu bốn bước hành động, gồm: Hiểu Đánh giá Thực hiện Xác định mục tiêu Ra quyết định 3 bước tìm hiểu: - Bản thân - Thị trường tuyển dụng/lao động; Tìm hiểu các trường THPT - Những tác động/ảnh hưởng 4 bước hành động: - Xác định mục tiêu - Ra quyết định - Thực hiện - Đánh giá
Xác định mục tiêu của bản thân;
Ra quyết định;
Thực hiện quyết định;
Đánh giá xem quyết định có phù hợp với bản thân các em hay không. - Xây dựng mô hình mô hình nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh gồm các mô hình sau:
+ Mô hình trường học - nông trường chè; + Mô hình trường học - du lịch;
+ Kết hợp với Trung tâm GDNN - GDTX thực hiện mô hình đào tạo “Giáo dục phổ thông kết hợp với đào tạo nghề”.
- Xây dựng mô hình phân luồng HS gồm: học sinh (gia đình HS); nhà trường; trung tâm GDNN-GDTX và doanh nghiệp trên địa bàn và khu vực lân cận.
+ Trường phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường THCS xây dựng trang thông tin về GDHN và định hướng phân luồng HS phổ thông để HS (gia đình HS nắm bắt thông tin)
+ Hình thành cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động và thông tin, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề; mô tả ngành, nghề và thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động của từng ngành, nghề trên địa bàn và khu vực lân cận.
+ Kết nối giữa học sinh (gia đình HS); nhà trường; trung tâm GDNN- GDTX và doanh nghiệp trên địa bàn và khu vực lân cận.
+ Cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về nhu cầu lao động, thị trường lao động của trên địa bàn và khu vực lân cận.
Tổ chức việc phối hợp giữa học sinh (gia đình HS); nhà trường; trung tâm GDNN-GDTX và doanh nghiệp trên địa bàn và khu vực lân cận để định hướng nghề nghiệp cho một bộ phận học sinh THPT có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp thông qua cung cấp thông tin nghề nghiệp, cơ hội việc làm, nêu gương cựu học viên sau học nghề tại trung tâm đã tham gia lao động sản xuất, kinh doanh thành công, đẩy mạnh hoạt động GDHN một cách tích cực.
Trên cơ sở của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, chương trình GDHN và chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm, Chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GDĐT; Đề án “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 14/5/2018, Nghị quyết đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, cập nhật các chính sách đặc thù của địa phương hỗ trợ cho giáo dục miền núi để hiểu rõ các định hướng chỉ đạo khi xác định mục tiêu cũng như kế hoạch phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ.
- CBQL các trường THCS chỉ đạo GV hình thành bản kế hoạch phân luồng HS THCS toàn thể gồm:
+ Mục tiêu chung: Điều chỉnh sự mất cân đối giữa luồng thi THPT và luồng học nghề phù hợp với tỉ lệ nhu cầu cơ cấu nhân lực lao động tại huyện Đại Từ và tỉnh Thái Nguyên; hình thành khả năng thích ứng nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, dịch vụ cho HS sẵn sàng tham gia lao động sản xuất khởi nghiệp tại huyện Đại Từ và tỉnh Thái Nguyên.
+ Mục tiêu cụ thể: Tính tỉ lệ phân luồng HS khi ra trường; kết quả cần đạt đối với phân luồng HS THCS từng năm học lớp 8, lớp 9 xác định rõ ràng địa chỉ của từng luồng HS; tỉ lệ HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm nghề; tỉ lệ HS quyết định chọn nghề từ kết thúc năm lớp 9; tỉ lệ HS được tư vấn hướng nghiệp trực tiếp.
+ Xác lập các chỉ số theo dõi và đánh giá kết quả phân luồng HS THCS. + Nội dung cụ thể bản kế hoạch:
i) Xác định các nhiệm vụ phân luồng HS THCS cho HS
ii) Sắp xếp các hoạt động cho mỗi nhiệm vụ nêu trên được phân chia cụ thể theo nhiệm vụ của từng giai đoạn phân luồng HS THCS.
iii) Xác lập phương thức thực hiện các nhiệm vụ và phân phối nguồn nhân lực. Phân phối nguồn nhân lực cho từng nhiệm vụ cụ thể bằng cấu trúc bộ máy nhân sự phù hợp với phân chia nhiệm vụ trong kế hoạch theo cơ cấu bộ máy
của nhà trường cộng với sự chủ động thiết lập các tổ chức thuộc quyền hạn của Hiệu trưởng để thực hiện quản lý.
iv) Xây dựng cơ chế hỗ trợ phối hợp giữa các chủ thể giáo dục và hình thành cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, theo đó xây dựng cơ chế hỗ trợ phối hợp nội bộ và ban hành bằng văn bản để thực hiện tạo sự đồng thuận, cam kết trách nhiệm giữa các chủ thể giáo dục và chủ thể quản lý.
CBQL các trường THCS hình thành cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện và kết quả thực hiện kế hoạch, chế độ báo cáo và thông tin quản lý. Chỉ định cán bộ phụ trách (hay chịu trách nhiệm) thực hiện; Kiểm tra xem người chịu trách nhiệm có đủ quyền hạn để thực hiện hoạt động không.
Kế hoạch nêu rõ căn cứ phân luồng HS THCS, đó là Thông tư 07/2019/BLĐTBXH ngày 07/3/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2017/BLĐTBXH ngày 02/3/2017 quy định về quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/4/2019, việc tuyển sinh trình độ cao đẳng được mở rộng thêm đối tượng là người tốt nghiệp THCS (quy định cũ yêu cầu phải tốt nghiệp THPT) và Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 phê duyệt Đề án “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.
Kế hoạch căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đánh giá thực trạng và nêu những tồn tại, từ đó đề ra nhiệm vụ và biện pháp phân luồng HS THCS, trong đó có các biện pháp như: Phối hợp với cha mẹ HS để tổ chức phân luồng, phân loại đối tượng và ôn thi vào 10 một cách hiệu quả (thực hiện từ tháng 10); định kỳ rà soát phân luồng và kiểm tra việc tiếp thu bài của HS; Phối hợp với doanh nghiệp ở địa phương tổ chức chương trình trải nghiệm, tham quan hoạt động của doanh nghiệp, tìm hiểu công việc của công nhân cho HS lớp 9 trong tháng 4; phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp để tư
vấn phân luồng cho HS; Thực hiện tốt nội dung GDHN, tư vấn nghề nghiệp, tạo động lực cho HS tích cực học tập.
Trong kế hoạch, Hiệu trưởng chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn phân luồng, phân loại đối tượng để tổ chức lớp ôn thi phù hợp; phối hợp trong công tác quản lý HS tại các buổi học ôn. GV chủ nhiệm phối hợp thường xuyên với gia đình HS, trao đổi thông tin kịp thời với gia đình về ý thức thực hiện nội quy, kết quả học tập. GV chủ nhiệm, GV bộ môn, GV hướng nghiệp thực hiện tốt nội dung các tiết GDHN, cập nhật thông tin thực tế thường xuyên (thị trường lao động, nghề địa phương, xu hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai,…) làm phong phú nội dung hướng nghiệp phù hợp thực tiễn,… - CBQL chỉ đạo đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông, cha mẹ HS, HS và trong các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN và định hướng phân luồng HS phổ thông.
CBQL các trường THCS chỉ đạo xây dựng trang thông tin về định hướng phân luồng HS THCS, trong trang thông tin phải có cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động và thông tin, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề; mô tả ngành, nghề và thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động của từng ngành, nghề, tương ứng với từng vùng miền, khu vực; kết nối giữa các trường THCS với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp, các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp.
CBQL các trường THCS chỉ đạo tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về định hướng phân luồng cho HS phổ thông như: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; các hoạt động giao lưu của HS, GV, CBQL giáo dục với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân.
- CBQL các trường THCS chỉ đạo thành lập bộ phận tư vấn hướng nghiệp, phân luồng ngay trong trường THCS: Người tham gia công tác tư vấn (Nếu có GV tư vấn chuyên nghiệp tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục thì rất tốt), mỗi trường nên có một GV, nhưng trong tình hình hiện nay các trường chưa thể có
GV tư vấn chuyên nghiệp thì có thể là GV chủ nhiệm, GV bộ môn, những người có những hiểu biết nhất định về tâm lý giáo dục, có năng lực giao tiếp với HS và cha mẹ HS, các cựu HS hoặc cha mẹ HS am hiểu về nghề. Cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên tư vấn nghề nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Tổ chức công tác viên tư vấn hướng nghiệp thu hút từ các trường Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất...
CBQL các trường THCS chỉ đạo thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp theo đúng quy định của Điều lệ trường phổ thông với các thành viên là những cá nhân có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm. Phụ trách tổ có thể là Hiệu trưởng trực tiếp làm nhưng cũng có thể phân công cho Phó Hiệu trưởng đảm trách. Tổ có quy chế làm việc, có quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên và điều kiện để các thành viên làm việc. Tổ có trách nhiệm tư vấn cho hiệu trưởng về việc lên kế hoạch hoạt động, triển khai thực hiện, theo dõi và đánh giá các mặt hoạt động.
Muốn phân luồng đúng nghĩa phải có đủ luồng, có sự cân đối các luồng, đa dạng trong phân hóa luồng.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi kinh nghiệm phân luồng HS THCS, về nhu cầu lao động, thị trường lao động.
c) Điều kiện thực hiện
- Cần có mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm của trường THCS huyện Đại Từ.
- Có cơ sở dữ liệu về đội ngũ, chương trình phân luồng HS THCS, kết quả thực hiện phân luồng THCS hàng năm; cơ sở dữ liêu về sự báo nhân lực của địa phương trong thời gian 5 năm tới và lâu hơn
- Có văn bản ban hành quy định cụ thể phân công nhiệm vụ cho các bộ phận tham mưu xây dựng kế hoạch để kế hoạch là kết quả trí tuệ của tập thể sư phạm.
- CBQL trường học hiểu thấu đáo các văn bản pháp lý, có trách nhiệm và có năng lực quản lý.
- Luồng phải thông, người tham gia phải có đủ thông tin về luồng. Đối với giáo dục phổ thông, mặt bằng chất lượng giáo dục đại trà phổ thông phải được tăng lên. Đối với GDNN - GDTX, chương trình phải vừa sức, HS có kết quả học tập tiến bộ. Đối với GDNN, người học tốt nghiệp đạt chuẩn nghề nghiệp và có việc làm giúp ích cho bản thân và gia đình. Các luồng phải có sự liên thông cần thiết, không có luồng ngõ cụt. Phải chứng tỏ được hiệu quả xã hội sau khi phân luồng.