Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phân luồng học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phân luồng học sinh trung học cơ sở

a) Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá để CBQL kịp thời, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoạt động phân luồng HS THCS, từ đó chỉ đạo hoạt động theo đúng mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch nếu có phát sinh vấn đề xảy ra .

b) Nội dung và cách thức thực hiện

CBQL các trường THCS xây dựng nội dung của kiểm tra, đánh giá: (i) xác định mục đích, đối tượng kiểm tra; (ii) xác định chuẩn, phương pháp, hình thức để kiểm tra, đánh giá; (iii) chuẩn bị kiểm tra, đánh giá; (iv) tiến hành kiểm tra, đánh giá; (v) đưa ra những nhận định về giá trị cho hoạt động và kết quả hoạt động; (vi) ra quyết định điều chỉnh phù hợp.

CBQL các trường THCS kiểm tra phải thể hiện rõ 4 bước cơ bản là: (i) đưa ra được chuẩn kiểm tra; (ii) đo lường việc thực thi các nhiệm vụ (kết quả đạt được); (iii) so sánh sự phù hợp của kết quả với chuẩn mực; (iv) đưa ra các kết luận, quyết định điều chỉnh cần thiết.

CBQL các trường THCS đánh giá thực hiện như sau:: (i) xác định nội dung; (ii) thu thập thông tin; (iii) phát hiện mức độ thực hiện (tốt, vừa, chưa tốt) của công tác phân luồng HS THCS và quản lý phân luồng HS THCS; (iv) điều chỉnh, gồm: thúc đẩy (phát huy mặt mạnh); tư vấn (uốn nắn, sửa chữa) thiếu sót hoặc xử lý sai phạm.

CBQL các trường THCS cần áp dụng ba hình thức kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS:

- Tổ chức kiểm tra định kỳ (có thông báo trước) nhằm mục đích vừa đánh giá, vừa rút kinh nghiệm.

- Tổ chức kiểm tra đột xuất chủ yếu nhằm mục đích đánh giá mức độ đều đặn, nền nếp ổn định của hoạt động phân luồng HS THCS để kịp thời uốn nắn, sửa chữa những mặt còn hạn chế. Tự kiểm tra là hình thức tự kiểm điểm công tác chính mình so với yêu cầu và kế hoạch đã đăng ký hoặc đã được cấp trên duyệt mỗi đầu năm học.

- Nhận định, phân tích, đánh giá thành quả sau khi kết thúc chu trình quản lý, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý công tác này ở chu kỳ tiếp theo phù hợp nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phân luồng HS THCS.

c) Điều kiện thực hiện

Các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra và đánh giá đòi hỏi một môi trường dân chủ, công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)