Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phân luồng học sinh trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phân luồng học sinh trung

học cơ sở ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Sử dụng câu hỏi 8 (phụ lục 1) chúng tôi khảo sát ý kiến CBQL, GV, thu được kết quả ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Tốt; 2= Trung bình; 1= Yếu

TT

Kiểm tra, đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS Mức độ đánh giá X Tốt Trung bình Yếu SL % SL % SL % 1

Xây dựng mục tiêu, phương pháp đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS.

34 22,7% 61 40,7% 55 36,7% 1,86

2

Thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên, phối hợp thực hiện tốt các phương pháp đánh giá.

33 22,0% 66 44,0% 51 34,0% 1,88

3

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót, đề ra các biện pháp phù hợp.

31 20,7% 60 40,0% 59 39,3% 1,81

4

Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện phân luồng HS THCS.

38 25,3% 55 36,7% 57 38,0% 1,87

5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường THCS, việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện cả hai phía: Hoạt động tư vấn của GV và kết quả tư vấn cho HS mà thể hiện rõ nhất là sự

TT

Kiểm tra, đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS Mức độ đánh giá X Tốt Trung bình Yếu SL % SL % SL %

phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS phù hợp với học lực và năng lực của HS.

6

Kết quả đánh giá, xếp loại dựa trên các nguồn minh chứng, đảm bảo tính khách quan

41 27,3% 61 40,7% 48 32,0% 1,95

7

Kết quả đánh giá, xếp loại được sử dụng để tổ chức bồi dưỡng, sử dụng; khen thưởng đội ngũ GV

39 26,0% 66 44,0% 45 30,0% 1,96

Kết quả bảng 2.10 cho thấy:

Kiểm tra, đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS thực hiện ở mức trung bình, trong đó, nội dung “Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót, đề ra các biện pháp phù hợp” được thực hiện ở mức thấp nhất 1,81 điểm. Như vậy, CBQL các trường THCS hiện nay chưa thực hiện thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm phân luồng HS THCS để từ đó kịp thời chấn chỉnh và đề ra các biện pháp phù hợp.

Các nội dung còn lại được CBQL, GV đánh giá từ 1,86 đến 1,91 điểm. Nội dung “Xây dựng mục tiêu, phương pháp đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS” được thực hiện ở mức trung bình 1,86 điểm, cho thấy CBQL một số trường THCS chưa coi trọng việc xây dựng mục tiêu và phương pháp đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS hiện nay.

Để nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động PLHS THCS. CBQL D.D (trường THCS Hùng Sơn) cho rằng: “Hiệu trưởng cần tổ chức kiểm tra đột xuất chủ yếu nhằm mục đích đánh giá mức độ đều đặn, nền nếp ổn định của hoạt động phân luồng HS THCS để kịp thời uốn nắn, sửa chữa những mặt còn hạn chế”.

GV B.S (trường THCS Bản Ngoại cho rằng: “ CBQL cần nhận định, phân tích, đánh giá thành quả sau khi kết thúc chu trình quản lý, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý công tác này ở chu kỳ tiếp theo phù hợp nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phân luồng HS THCS”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)