Tổ chức nâng cao nhận thức về định hướng hoạt động phân luồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về định hướng hoạt động phân luồng

sinh trung học cơ sở cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

a) Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm tạo ra những tác động để nâng cao nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về phân luồng. Làm cho họ hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu về phân luồng HS trong trường THCS. Cung cấp những thông tin về kinh tế xã hội, nhu cầu lao động nhằm hướng cho hoạt động phân luồng HS THCS giải quyết phân luồng đúng hướng về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Nội dung thực hiện và cách thức thực hiện

Trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo tập trung đổi mới và tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động công tác tuyên truyền về GDHN và định hướng phân luồng cho HS phổ thông như tổ chức: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; các cuộc thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp;

các hoạt động giao lưu của HS, GV, CBQL, cha mẹ HS với các nhà quản lý về̀̀ GDHN và các trường THPT trên địa bàn… nhằm nâng cao nhận thức các cơ sở giáo dục phổ thông, cha mẹ HS, HS và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN và định hướng phân luồng HS THCS.

Trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS đưa nhiệm vụ phân luồng HS THCS vào chủ trương, kế hoạch chung của nhà trường và xây dựng kế hoạch phân luồng HS THCS cụ thể, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS tổ chức khai thác hiệu quả các trang thông tin về GDHN và định hướng phân luồng HS phổ thông; thu thập và cung cấp cho HS cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động, các mô tả ngành, nghề và thông tin sử dụng, tuyển dụng lao động của từng ngành, nghề tương ứng với từng vùng miền, khu vực và thông tin, dữ liệu khác liên quan đến ngành, nghề…; kết nối giữa các trường phổ thông với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở GDNN và các doanh nghiệp.

Trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo GV, nhân viên tổ chức quảng bá hình ảnh về GDNN, hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp GDNN; về công tác đào tạo, hướng nghiệp và khởi nghiệp; phối hợp, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động GDNN; đánh giá kĩ năng nghề, kiểm định chất lượng GDNN, công tác HS, sinh viên…

Để tăng cường sự nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục và phân luồng HS THCS, Trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS cần xác định tầm quan trọng của công tác phân luồng đối với việc tái cấu trúc nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, từ đó khuyến nghị các cơ quan chức năng rà soát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân luồng HS sau trung học. Cần chú trọng tổ chức tuyên truyền

cho HS và cha mẹ HS hiểu biết về hệ thống giáo dục quốc dân với các luồng học khác nhau nhằm khắc phục dần suy nghĩ sau khi tốt nghiệp THCS thì chỉ có con đường học tiếp lên THPT và các hướng đi cũng có những ưu điểm riêng qua các buổi họp phụ huynh hay tổ chức các diễn đàn về phân luồng HS THCS có mời phụ huynh HS tham gia….

Nâng cao nhận thức thể hiện bằng hành động, đó là đổi mới chương trình GDHN và giáo dục nghề phổ thông theo hướng nâng cao năng lực và kĩ năng cho người học nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề, cũng như những chính sách cơ chế ưu đãi phù hợp cho người học nghề… Đối với chương trình phổ thông hiện hành: Đổi mới nội dung dạy học trong chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; bổ sung, cập nhật các nội dung GDHN trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn; bước đầu đưa mô hình giáo dục gắn với lao động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương theo mô hình giáo dục STEM triển khai trong các nhà trường [6].

c) Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành GDĐT, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các đoàn thể, doanh nghiệp để thu thập hệ thống thông tin và xây dựng phương thức tiếp cận với các thông tin đó của HS, cha mẹ HS một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)