Quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 35)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.4. Quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở

Trong quá trình phân luồ̀̀̀ng HS THCS rất cần khả năng lãnh đạo và hướng dẫn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng là người đứng đầu tập thể. Dựa trên điều kiện thực tế của trường học, Hiệu trưởng là người giám sát việc lên kế hoạch chương trình giảng dạy, giúp triển khai các hoạt động dạy học và phân luồng HS, giải pháp quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học và phân luồng HS THCS. Hiệu trưởng phải thực hiện các nội dung sau:

- Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phân luồng HS THCS từ năm học trước.

- Xây dựng mục tiêu phân luồng HS THCS căn cứ trên tình hình kinh tế́́ - xã hội của địa phương, nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

- Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện phân luồng HS THCS.

- Xây dựng kế hoạch nêu ra những biện pháp để thực hiện mục tiêu phân luồng HS THCS.

- Kế hoạch nêu được thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, lực lượng tham gia và kết quả đạt được, nguyên nhân của những hạn chế.

Việc lập kế hoạch thông qua việc điều tiết chỉ tiêu đào tạo cho các luồng.

Sau khi tốt nghiệp THCS, HS có 4 luồng có thể lựa chọn là học lên THPT, vào

học Trung cấp chuyên nghiệp, học tại Trung tâm GDNN - GDTX. Dựa trên nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm, các địa phương xây dựng các chỉ tiêu đào tạo phù hợp cho từng luồng.

Bằng việc giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở giáo dục sau cấp THCS là biện pháp quản lý phân luồng tương đối mạnh của các cấp quản lý. Với việc giảm chỉ tiêu đầu vào của luồng THPT, tăng chỉ tiêu cho các luồng còn lại như Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, Trung tâm GDNN - GDTX sẽ làm cho lượng HS được phân bố theo như mục tiêu phân luồng đã đề ra.

Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề phù hợp với tiến bộ kĩ thuật, công nghệ trong sản xuất, với trình độ HS THCS theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với yêu cầu của người sử dụng lao động.

Đối với các trường THCS cần xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phõn luồng HS THCS cần xỏc định rừ mục đớch, yờu cầu của cỏc hoạt động phân luồng HS THCS; kế hoạch xác định các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch phân luồng HS THCS; Xác định các lực lượng tham gia vào hoạt động phân luồng HS của nhà trường nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài nhà trường tham gia vào các hoạt động phân luồng HS của nhà trường.

Hoạt động xây dựng kế hoạch phân luồng HS THCS ở nhà trường cần có sự tham gia của các bên liên quan như: ban giám hiệu, hội đồng trường, toàn thể GV, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở, cấp Phòng, các doanh nghiệp trên địa bàn, cộng đồng dân cư và các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn.

1.4.2. Tổ chức thực hiện phân luồng học sinh trung học cơ sở

Dựa trên kế hoạch phân luồng HS THCS của Phòng GDĐT và kế hoạch GDHN của nhà trường, các trường THCS thực hiện tổ chức các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường góp phần phân luồng HS THCS như:

Tổ chức khảo sát xu hướng tiếp theo của HS THCS để có điều chỉnh kế hoạch phân luồng HS THCS.

Các trường THCS cần thực hiện tổ chức thực hiện khảo sát về xu hướng tiếp theo của HS toàn trường để nắm bắt được xu hướng lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS của HS. Cùng với đó, các trường THCS tổ chức khảo sát năng lực HS để thực hiện phân loại HS theo trình độ, từ đó là cơ sở trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS.

Tổ chức các hoạt động giúp HS có được kiến thức, kĩ năng cũng như thông tin về những hướng đi (hay các luồng) mà HS có thể lựa chọn như: ngày hội hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, tư vấn chuẩn bị lựa chọn và hồ sơ thi vào các trường THPT, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp về lựa chọn nghề nghiệp, tham quan thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Tổ chức các hoạt động nhằm tạo mối liên kết giữa các trường THCS với các Trung tâm GDNN - GDTX, các cơ sở dạy nghề ở địa phương nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, GDHN.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ HS, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp ở địa phương nhằm lựa chọn luồng phù hợp với năng lực, sở thích của HS gắn với nhu cầu nhân lực của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực về phân luồng HS THCS gồm các buổi tập huấn về nội dung, hình thức phân luồng HS THCS, các buổi thảo luận về kinh nghiệm phân luồng HS THCS.

Tổ chức kết nối nhà trường - doanh nghiệp - cơ sở GDNN nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương, HS sau khi đào tạo có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khoẻ; có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện phân luồng học sinh trung học cơ sở

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện mục tiêu phân luồng HS THCS: “Đến năm 2020, cả nước có ít nhất 30% HS tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN. Nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu này, các đơn vị, địa phương đang chủ động tháo gỡ vướng mắc trong quá trình tuyển sinh học nghề với đối tượng HS tốt nghiệp THCS”.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện nội dung phân luồng HS THCS, CBQL các trường THCS chỉ đạo việc điều tiết chỉ tiêu đào tạo cho các luồng. Sau khi tốt nghiệp THCS, HS THCS tham gia vào luồng giáo dục phổ thông và luồng GDNN. Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy, còn có hệ thống GDTX. Như vậy, sau khi tốt nghiệp giáo dục THCS, HS có thể đi vào 4 luồng sau: Học tiếp lên THPT; học bổ túc THPT; học nghề hoặc trung cấp; tham gia vào thị trường lao động.

Dựa trên nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm, các địa phương xây dựng các chỉ tiêu đào tạo phù hợp cho từng luồng. Với việc giảm chỉ tiêu đầu vào của luồng THPT, tăng chỉ tiêu cho các luồng còn lại như trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, Trung tâm GDNN - GDTX sẽ làm cho lượng HS được phân bổ theo như mục tiêu phân luồng đã đề ra.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các hình thức phân luồng HS THCS.

Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện phân luồng HS THCS.

Hiệu trưởng hướng dẫn và chỉ đạo các lực lượng thực hiện kế hoạch phân luồng HS THCS.

Giám sát và điều chỉnh những hoạt động chệch hướng để vận hành theo đúng mục tiêu phân luồng HS THCS.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá phân luồng học sinh trung học cơ sở

Để kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS CBQL cần thiết phải thiết lập tiờu chớ đỏnh giỏ rừ ràng dựa trờn mục tiờu đó xỏc định và kế hoạch đó được lập, đó là các tiêu chí đánh giá về các nội dung: Đổi mới và tăng cường

công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ HS, HS và trong các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng về định hướng phân luồng HS phổ thông; Tiêu chí đánh giá về đưa định hướng phân luồng HS phổ thông vào chủ trương, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; Tiêu chí đánh giá về kết quả đạt được… Mặt khác, cần phải sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra, các hình thức kiểm tra, đánh giá gồm: Đánh giá tổng kết hay đánh giá kết quả; Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí; Đánh giá qua thực tiễn... Xây dựng quy trình và lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân luồng HS THCS. Kiểm tra để thu thập các thông tin, minh chứng đầy đủ, xác thực về hoạt động phân luồng HS THCS và đưa ra cách đánh giá chính xác về hoạt động này và đánh giá công tác triển khai thực hiện nội dung và hình thức phân luồng HS THCS.

Để kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS hiệu quả cần phải tiến hành các công việc sau:

Xây dựng mục tiêu, phương pháp đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS.

Thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên, phối hợp thực hiện tốt các phương pháp đánh giá.

Đánh giá hoạt động phân luồng HS THCS qua GV và HS, đây là đối tượng chính trong hoạt động phân luồng HS THCS.

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót, đề ra các biện pháp phù hợp.

Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện phân luồng HS THCS.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở các trường THCS, các Trung tâm GDNN - GDTX. Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện cả hai phía: Hoạt động tư vấn của GV và kết quả tư vấn cho HS

mà thể hiện rừ nhất là sự phõn luồng HS khi tốt nghiệp THCS phự hợp với học lực và năng lực của HS.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân luồng học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)