Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 116)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Tìm hiểu tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 3) và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Cần thiết; 2= Ít cần thiết; 1= Không cần thiết

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết X Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về định hướng hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

88 66,2% 32 24,1% 13 9,8% 2,56

2

Quản lý lập kế hoạch hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

90 67,7% 39 29,3% 4 3,0% 2,65

3

Quản lý xây dựng mô hình phối hợp phân luồng HS THCS thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý

92 69,2% 33 24,8% 8 6,0% 2,63

4

Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ và các bên liên quan về phân luồng HS THCS

84 63,2% 34 25,6% 15 11,3% 2,52

5

Chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư cho công tác phân luồng HS THCS theo hướng tạo ra năng lực mới thúc đẩy cho phân luồng cân đối, hợp lý

91 68,4% 31 23,3% 11 8,3% 2,60

6 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh

giá phân luồng HS THCS 82 61,7% 42 31,6% 9 6,8% 2,55 Kết quả bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết. Cụ thể:

Biện pháp: Quản lý lập kế hoạch hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. CBQL, GV đánh giá cần thiết nhất (2,65 điểm).

Biện pháp: Quản lý xây dựng mô hình phối hợp phân luồng HS THCS thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý. CBQL, GV đánh giá cần thiết thứ hai (2,63 điểm).

Biện pháp: Chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư cho công tác phân luồng HS THCS theo hướng tạo ra năng lực mới thúc đẩy cho phân luồng cân đối, hợp lý. CBQL, GV đánh giá cần thiết thứ ba (2,60 điểm).

Biện pháp: Tổ chức nâng cao nhận thức về định hướng hoạt động phân luồng HS THCS cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. CBQL, GV đánh giá cần thiết thứ tư (2,56 điểm).

Biện pháp: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS. CBQL, GV đánh giá cần thiết thứ năm (2,55 điểm).

Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 3) và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Khả thi; 2= Ít khả thi; 1= Không khả thi

TT Các biện pháp

Mức độ khả thi

X

Khả thi Ít khả thi Không khả

thi SL % SL % SL %

1

Tổ chức nâng cao nhận thức về định hướng hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

85 63,9% 31 23,3% 17 12,8% 2,51

2

Quản lý lập kế hoạch hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

89 66,9% 37 27,8% 7 5,3% 2,62

3

Quản lý xây dựng mô hình phối hợp phân luồng HS THCS thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý

90 67,7% 29 21,8% 14 10,5% 2,57

4

Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ và các bên liên quan về phân luồng HS THCS

82 61,7% 26 19,5% 25 18,8% 2,43

5

Chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư cho công tác phân luồng HS THCS theo hướng tạo ra năng lực mới thúc đẩy cho phân luồng cân đối, hợp lý

85 63,9% 35 26,3% 13 9,8% 2,54

6

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là rất khả thi. Cụ thể:

Biện pháp: Quản lý lập kế hoạch hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. CBQL, GV đánh giá khả thi nhất (2,62 điểm).

Biện pháp: Quản lý xây dựng mô hình phối hợp phân luồng HS THCS thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý. CBQL, GV đánh giá khả thi thứ hai (2,57 điểm).

Biện pháp: Chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư cho công tác phân luồng HS THCS theo hướng tạo ra năng lực mới thúc đẩy cho phân luồng cân đối, hợp lý. CBQL, GV đánh giá khả thi thứ ba (2,54 điểm).

Biện pháp: Tổ chức nâng cao nhận thức về định hướng hoạt động phân luồng HS THCS cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. CBQL, GV đánh giá khả thi thứ tư (2,51 điểm).

Biện pháp: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS. CBQL, GV đánh giá khả thi thứ năm (2,50 điểm).

Biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên ở các trường THCS huyện Đại Từ và các bên liên quan về phân luồng HS THCS. CBQL, GV đánh giá khả thi thứ sáu (2,43 điểm).

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy 6 biện pháp mà tác giả đề xuất đều đã được các CBQL và GV khẳng định đều cần thiết và khả thi khi vận dụng vào quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Kết luận chương 3

Từ kết quả đánh giá và khảo sát thực trạng hoạt động phân luồng HS THCS và quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp, bao gồm:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức về định hướng hoạt động phân luồng HS THCS cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Biện pháp 2: Quản lý lập kế hoạch hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Biện pháp 3: Quản lý xây dựng mô hình phối hợp phân luồng HS THCS thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý.

Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên ở các trường THCS huyện Đại Từ và các bên liên quan về phân luồng HS THCS.

Biện pháp 5: Chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư cho công tác phân luồng HS THCS theo hướng tạo ra năng lực mới thúc đẩy cho phân luồng cân đối, hợp lý.

Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, CBQL các trường THCS cần căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị để vận dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp nêu trên.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận, kết quản nghiên cứu khẳng định hoạt động phân luồng

HS THCS có ý nghĩa quan trọng giúp HS THCS có thông tin và định hướng cho HS tìm cơ hội phù hợp với năng lực của mình, thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018.

Quản lý hoạt động phân luồng HS THCS thể hiện ở việc lập kế hoạch thông qua việc điều tiết chỉ tiêu đào tạo cho các luồng. Sau khi tốt nghiệp THCS, HS có 4 luồng có thể lựa chọn là học lên THPT, vào học Trung cấp chuyên nghiệp, học tại Trung tâm GDNN - GDTX; tham gia thị trường lao động. Tổ chức khảo sát xu hướng tiếp theo của HS THCS để có điều chỉnh kế hoạch phân luồng HS THCS và các trường THCS cần thực hiện tổ chức thực hiện khảo sát về xu hướng tiếp theo của HS toàn trường để nắm bắt được xu hướng lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS của HS; Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện nội dung phân luồng HS THCS, CBQL các trường THCS chỉ đạo việc điều tiết chỉ tiêu đào tạo cho các luồng; kiểm tra, đánh giá phân luồng HS THCS.

1.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả khảo sát thực trạng phân luồng HS THCS ở các trường THCS huyện Đại Từ cho thấy việc định hướng cho HS tốt nghiệp THCS đã chú trọng phân luồng cấp THPT cho HS THCS, tuy nhiên hiệu quả phân luồng HS THCS theo định hướng nghề nghiệp còn bị xem nhẹ, sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong phân luồng HS chưa đem lại hiệu quả nhất định.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ cho thấy, công tác quản lý từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá đã được thực hiện, tuy nhiên một số nội dung CBQL thực hiện chưa thường xuyên và hiệu quả. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót, đề ra các biện pháp phù hợp chưa kịp thời.

1.3. Từ kết quả nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, luận văn xác

định rằng các yếu tố CBQL tổ chức phối hợp với gia đình HS và Ban đại diện cha mẹ HS, Trung tâm GDNN - GDTX và doanh nghiệp trên địa bàn; năng lực của CBQL… là những yếu tố ảnh hưởng nhất đến quản lý phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phân luồng HS THCS ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời trong một hệ thống gắn kết chặt chẽ. Các biện pháp đã được khảo nghiệm sơ bộ chứng minh tính khả thi. CBQL các trường THCS cần căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị để vận dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp nêu trên.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Có chính sách phù hợp với GV làm công tác phân luồng HS THCS. - Chỉ đạo, đầu tư tài chính, trang thiết bị phục vụ công tác phân luồng HS THCS và GDHN.

- Hàng năm, cần tổ Hội nghị, Hội thảo về phân luồng HS THCS.

- Cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và giám sát việc triển khai và thực hiện chương trình GDHN ở các trường THCS, liên hệ với các Trung tâm GDNN - GDTX.

- Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi dành cho giáo viên hướng nghiệp và học sinh tham gia hướng nghiệp như miễn học phí học nghề phổ thông cho học sinh, tạo cơ chế để các trường phổ thông phối hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong hoạt động GDHN cho học sinh.

2.2. Đối với Ban giám hiệu các trường THCS

- Triển khai áp dụng các biện pháp quản lý được đề xuất trong luận văn vào thực tiễn.

- Các trường THCS chủ động trong tạo lập và giữ mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên với Trung tâm GDNN - GDTX, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong hoạt động phân luồng HS THCS.

2.3. Đối với giáo viên các trường THCS

Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho HS, cung cấp thông tin nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực cho các trường học, một mặt hỗ trợ thêm kinh phí cho các trường thực hiện tốt công tác này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Vân Anh (2000), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện phân luồng HS sau THCS, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.

2. Đặng Danh Ánh, Tư vấn nghề và phân luồng HS phổ thông sau trung học, (Báo cáo tại Hội thảo về Tư vấn nghề do ĐHQG Hà Nội tổ chức tháng 01/2005).

3. Nguyễn Xuân An (2016), Một số biện pháp quản lý phân luồng HS sau THCS tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

4. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư 07/2019/TT- BLĐTBXH quy định về quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/4/2019, việc tuyển sinh trình độ cao đẳng được mở rộng thêm đối tượng.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án GDHN và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025.

7. Chính phủ, Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án hỗ trợ HS, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025.

8. Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).

9. Lường Thị Định (2017), “Trò chơi dân gian trong giáo dục đa văn hóa ở trường mầm non có nhiều dân tộc”, Tạp chí Giáo dục, tháng 12/2017. 10. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo

11. Hải Đăng, Núi Pháo Mining - Điển hình trong đầu tư bền vững,

baothainguyen.vn.

12. Thu Huyền, Đại Từ: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, http://baothainguyen.vn/tin-tuc/thoi-su-trong-tinh/dai-tu- danh-gia-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-268042- 205.html

13. Mạnh Hưng, Kinh nghiệm về GDHN, phân luồng HS trung học ở một số nước trên thế giới, http://sgddt.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/kinh- nghiem-ve-giao-duc-huong-nghiep-phan-luong-hoc-sinh-trung-hoc-o- mot-so-nuoc-tren-the-gioi/11057274.

14. Harold Koontz - Cyril Odonnel - Heinz Weirich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội, tr.327.

15. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

16. Phạm Văn Khanh, Những giải pháp hướng nghiệp và phân luồng HS sau THCS ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 52, tháng 01/2010, tr.57-58, 62.

17. Phan Thanh Long (chủ biên 2010), Lý luận giáo dục, NXB ĐHSP.

18. Nguyễn Trọng Luân (2018), Quản lý GDHN cho HS THCS theo định hướng phân luồng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

19. Ngô Quang Sơn, Nguyễn Thị Kim Thành (2010), “Phân luồng HS ở các trường dân tộc nội trú”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 52, tháng 01/2010, tr.35-39.

20. Quốc hội, Luật Giáo dục, Luật số: 43/2019/QH14.

21. Lê Thị Thu Trà (2016), Quản lý hoạt động GDHN cho HS THPT trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tr.10-11. 22. Hồ Văn Thống, "Biện pháp phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS và trung

23. Nguyễn Ngọc Thảo (2016), Quản lý hoạt động tư vấn hướng nghiệp theo hướng phân luồng HS sau THCS ở thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

24. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 522/2018/QĐ-TTg GDHN, định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025, Hà Nội, ngày 14/5/2018.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

(Phiếu dành cho CBQL, GV các trường THCS)

Để triển khai có hiệu quả quản lý hoạt động phân luồng HS THCS các trường THCS huyện Đại Từ, xin Thầy/Cô hãy cho biết ý kiến và suy nghĩ của mình thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây (hãy điền vào chỗ trống và đánh dấu X vào ô phù hợp). Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Thầy/Cô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân luồng học sinh trung học cơ sở ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)