2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HOÀ
2.1.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lý (Nguồn lấy từ phòng tổ chức của Công ty) 2.1.2.2. Chức năng của từng bộ phận
a. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị gồm đại diện của nhà nước và cổ đông góp vốn, gồm có 3 người
b. Ban kiểm soát: Gồm 3 người, do Đại hội cổ đông bầu ra, là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
c. Ban Giám đốc:
* Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành cao nhất và toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh, Sở công nghiệp và trước pháp luật.
- Phân chia công việc cho các phòng ban. Tổ chức bộ máy của Công ty.
- Quản lý nhân viên và tài sản của Công ty, điều hành công ty hoạt động theo đúng kế hoạch, quy định của nhà nước giao.
- Chịu trách nhiệm về mọi tổn thất do làm ăn kém hiệu quả. Ngoài ra còn có hai Phó Giám Đốc (Phó Giám Đốc sản xuất và Phó Giám Đốc kinh
BAN GIÁM ĐỐC
PHể GIÁM ĐỐC
KINH DOANH PHể GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
Phòng Marke
ting
Phòng tiêu
thụ
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng kế toán
Phòng tổ chức
Phòng kỹ thuật
Phòng KCS
BQL PX HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
doanh) là người giúp việc cho Giám Đốc điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về hoạt động của các bộ phận trực thuộc.
* Phó Giám Đốc:
+ Phó Giám Đốc Kinh doanh:
- Là người giúp Giám Đốc trong công tác kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và làm thương hiệu.
- Chỉ đạo phòng kinh doanh, phòng Marketing, phòng kế hoạch đầu tư xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý, năm theo kế hoạch của Nhà nước giao đảm bảo doanh số và thị phần tăng trưởng, cạnh tranh được và bảo toàn vốn của Công ty.
- Nghiên cứu chính sách tiếp thị, phát huy tối đa ưu thế cạnh tranh, thường xuyên báo cáo Giám Đốc về tình hình hoạt động của Công ty.
- Ký kết hợp đồng đại lý, hợp đồng tiêu thụ theo uỷ quyền của Giám Đốc.
+ Phó Giám Đốc kỹ thuật:
- Là người giúp Giám Đốc phụ trách về kỹ thuật và sản xuất.
- Trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng KCS, các phân xưởng sản xuất và Quản đốc phân xưởng.
- Hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động trong Công ty liên quan về thiết kế kỹ thuật quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm.
- Chỉ đạo đôn đốc phòng tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên thuộc quyền quản lý.
- Phụ trách về công tác khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến của Cty.
d. Các phòng ban
* Phòng tiêu thụ
- Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao.
- Tổ chức công tác bán hàng và quản lý các trạm, chi nhánh, nhân viên thị trường và các tổ chức bán hàng lưu động.
- Tham mưu cho Giám Đốc trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty và phát triển thị phần.
- Xây dựng chiến lược Marketing cho Công ty, giữ vững và phát triển thị trường.
- Theo dừi cỏc khoản cụng nợ, xỳc tiến thu nợ, vượt định mức.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
- Giải quyết kịp thời hàng hoá và những khiếu nại của khách hàng.
* Phòng Marketing: gồm 4 người: 1 trưởng phòng Marketing, 1 tổng hợp viên, 1 phụ trách quảng cáo, 1 phu trách hội chợ & nghiên cứu thị trường.
- Tham mưu, giúp Giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và thâm nhập thị trường mới.
- Xây dựng chiến lược Marketing cho Công ty, giữ vững và phát triển thị trường.
- Nghiên cứu các hoạt động yểm trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương hiệu, nghiên cứu thiết kế bao bì sản phẩm.
* Phòng kế hoạch – đầu tư:
- Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của Công ty.
- Lên kế hoạch hàng tháng, quý, năm: thông báo kha sản xuất trong tháng xho các bộ phân liên quan, thông báo sản xuất thử sản phẩm mới.
- Lập hợp đồng mua hàng, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu khi thực hiện mua hàng.
- Thực hiện xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng để tránh sản phẩm bị hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng.
- Tìm kiếm đối tác và thị trường mới, xây dựng kế hoạch chiến lược hoạt động cho tương lai.
* Phòng kế toán:
- Phản ánh các chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty theo luật định. Từ đó giúp Giám đốc quản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế của Công ty.
- Tổ chức phản ánh kịp thời theo định kỳ tình hnìh tài chính của Công ty, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế khác.
- Tổ chức công tác hạch toán, kế toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng theo chế độ tài chính kế toán mà Nhà nước ban hành. Tổ chức giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế đã và đang diễn ra trong Công ty theo đúng những quy định của luật pháp và của Công ty ban hành.
- Xây dựng giá thành định mức kinh tế kỹ thuật. Lưu trữ chứng từ.
- Thay mặt Giám đốc giao dịch
* Phòng tổ chức: là nơi tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Ban giám đốc về vấn đề quản lý nhân sự, công việc về hành chính, văn phòng, bảo vệ, sửa chữa, xây dựng cơ bản.
- Lập kế hoạch về tiền lương, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh ATLĐ.
- Tham mưu cho giám đốc về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu liệu theo quy định của Công ty.
- Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng, kỷ luật giúp bộ máy Công ty tinh gọn, làm việc có năng suất hiệu quả.
- Tiếp và hướng dẫn khách đến liên hệ công tác.
* Phòng kỹ thuật:
- Tham mưu, giúp Giám đốc quản lý, xây dựng công tác kỹ thuật, khoa học công nghệ của Công ty.
- Lập kế hoạch sản xuất, theo dừi thực hiện và khảo sỏt thiết bị, kiểm tra, đo lường chất lượng, bảo trì thiết bị sản xuất.
- Lập kế hoạch và thực hiện việc hiệu chỉnh, điều chỉnh.
- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
* Phòng KCS:
- Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm, xây dựng kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm.
- Kiểm tra, báo cáo, đề nghị xử lý sản phẩm không phù hợp.
- Thực hiên kiểm soát dụng cụ, thiết bị kiểm tra, đo lường thử nghiệm của phòng thí nghiệm.
- Quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm tuỳ theo từng công đoạn và từng lô hàng trước khi xuất xưởng.
* Ban quản lý phân xưởng: quản lý và điều hành quá trình sản xuất của Công ty.
2.1.3. CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY