Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT

II. Những nét chính về Tổng công ty Giấy Việt Nam

2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam

3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây

Bảng 6: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam từ năm 2004-2007

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2004

Kế hoạch 2005

Thực hiện 2005

Kế hoạch 2006

Thực hiện 2006

Kế hoạch 2007

Thực hiện 2007

Kế hoạch 2008

So sánh (%) 7=5/3 8=7/6 9=8/7

A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

I. Giá trị SXCN Triệu.đ 2.045.087 2.517.826 2.482.333 2.762.956 2.624.000 2.861.100 3.125.000 3722.458 110,7 104 119,1 II. Doanh thu Triệu.đ 2.493.614 3.339.970 3.278.769 3.618.153 3.498.000 3.806.400 4.537.000 5256.381 115,7 112 115,9 III. Sản phẩm

chủ yếu

1. Giấy các loại Tấn 226.848 260.900 255.855 283.530 273.243 278.840 285.880 318.800 106,8 103 11,4

Giấy in, viết Tấn 131.626 144.400 145.087 151.530 157.874 172.930 175.001 210.200 108,8 101,2 120,1

Giấy báo Tân 38.808 52.800 54.856 54.000 70.959 56.100 45.971 45.700 129,4 81,9 99,4

Giấy bao bìCN Tấn 46.236 49.900 46.851 53.800 37.912 39.000 43.175 47.100 80,9 110,7 109,1

Giấy tissue Tấn 6000 7.100 6.890 9000 97 130,6

2. Kế hoạch lâm

sinh Ha

Trồng rừng mới Ha 7.134 5.605 6.296 6.615 5.741 5.546 5.625 14.404 91,2 101,4 256,1

Chăm sóc rừng Ha 44.794 32.497 31.321 19.800 19.811 17.014 17.091 26.551 63,3 100,5 155,4

Quản lý bảo vệ

rừng Ha 35.800 37.418 44.067 49.688 52.778 56.645 55.543 57.650

119,8 97,9 104 IV.Kim ngạch

XK

1000

USD 3.449 11.000 14.679 21.000 20.800 22.000 35.000 40.000 141,7 159 114

Sản phẩm XK

- Dăm mảnh Tấn

KTĐ 75.000 71.072 110.000 115.580 150.000 139.194 150.000 162,6 92,8 108

- Giấy in, viết Tấn 15.000 5.859 10.000 9.439 16.000 25.131 30.000 161,1 157 119,3

- Giấy Tissue Tấn 4.338 5.000 2.884 4.000 3.156 5.556 66,5 78,9 176

V. Lãi lỗ Triệu đ (51.200) (4.514) 13.600 40.000 82.628 97.204 168.376 201.278 173,2 119,5

VI.Các khoản

nộp NS Triệu đ 93.748 95.545 97.834 110.000 164.475 140.436 182.698 189.566 168,1 130,1 103,8

1. Thuế VAT Triệu đ 85.889 73.275 74.663 85.000 90.000 97.884 138.745 142.435 120,5 141,7 102,7

2. Thuế thu nhập

DN Triệu đ 11 4.568 1.029 15.000 18.000 14.473 19.000 19.564 131,3 102,9

3. Nộp khác Triệu đ 7.848 17.702 22.142 10.000 16.000 22.862 24.953 27.567 72,2 109,1 110,5

Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của Phòng Kế hoạch - Tổng công ty giấy Việt Nam

Dựa vào bảng trên ( và xem thêm Phụ Lục số 4, số 5) có thể nhận xét sơ bộ về tình hình SX kinh doanh của Tổng công ty trong một số năm gần đây như sau:

* Trong các năm 2001-2002:

Về doanh thu: Năm 2001 đạt 104,1 % kế hoạch đề ra và năm 2002 đạt 105,9 % so với kế hoạch năm và tăng 103,9 % so với năm 2001.

Về lợi nhuận thực hiện: Năm 2001 đạt 105,1 % kế hoạch đề ra và năm 2002 đạt 103,0 % so với kế hoạch năm và tăng 121,8 % so với năm 2001.

Về các khoản nộp ngân sách: Năm 2001 đạt 1% kế hoạch đề ra và năm 2002 đạt 101,5 % so với kế hoạch năm và tăng 101,6% so với năm 2001.

Như vậy, trong 2 năm này TCT đã hoàn thành kế hoạch đề ra, kinh doanh có hiệu quả kinh tế, SX kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập cho người lao động, bảo toàn giá trị đồng vốn, hoàn thành các nghĩa vụ đóng thuế, nộp ngân sách cho nhà nước.

*Trong năm 2003, 2004:

Qua Phụ Lục số 4, số 5 cho thấy, kết quả SX kinh doanh của TCT năm 2004 giảm so với năm 2003, trong 2 năm liền TCT đều có lợi nhuận âm.

Lợi nhuận gộp năm 2004 giảm 28,9 tỷ đồng, tương đương giảm 13,9 % so với năm 2003. Tổng lợi nhuận năm 2004 giảm 12,9 tỷ đồng tương đương với tốc độ giảm 29 % so với năm 2003. Các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều giảm. Doanh thu tăng song giá vốn hàng bán cũng tăng và tăng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu làm lợi nhuận giảm. Điều này cho thấy TCT trong hai năm 2003, 2004 đều hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không có lợi nhuận thậm chí lợi nhuận âm, kết quả kinh doanh năm sau còn lỗ hơn năm trước. Đây quả thật là hai năm khó khăn của ngành Giấy nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng.Bởi lẽ đến năm 2003, thuế NK các loại giấy giảm xuống còn 20%, ngành Giấy bắt đầu phải chịu sức ép cạnh tranh của các sản phẩm giấy nhập ngoại.

Không ít DN của ngành đã ngừng SX, chờ tiêu thụ mặt hàng giấy tồn kho. Mặt khác hoạt động đầu tư của ngành đều chậm so với tiến độ đề ra.

* Trong các năm 2005, 2006,2007:

Dựa vào bảng 6 có thể thấy trong 3 năm gần đây, tình hình SX kinh doanh của TCT đã có sự hồi phục và tăng trưởng khá tốt. Nếu như năm 2003, 2004 TCT kinh doanh kém hiệu quả thì đến năm 2005 các chỉ tiêu chính đều có mức tăng trưởng cao hơn: giá trị SX

công nghiệp bằng 121% so với năm 2004, doanh thu đạt 3.127,8 tỷ đồng bằng 132% so với năm 2004. Năm 2005 toàn TCT đã có lãi 13,6 tỷ đồng. Trong năm 2005, toàn TCT tiêu thụ được khoảng 258.855 tấn giấy các loại. Đối với mặt hàng giấy in, giấy viết, là mặt hàng chiếm hơn 55% sản lượng sản xuất của toàn TCT, trong năm 2005, tuy giá cả đầu vào tăng nhưng các doanh nghiệp thuộc TCT vẫn duy trì ổn định giá bán nhằm chiếm lĩnh và khống chế thị trường không để xảy ra biến động thị trường giấy trong nước. Các sản phẩm chủ lực như giấy Bãi Bằng, giấy in báo Tân Mai với chất lượng ngày càng được nâng cao, bao bì được cải tiến với mẫu mã đẹp, giá cả tương đối ổn định và phù hợp với nhu cầu thị trường, phương thức mua bán linh hoạt khiến cho mức tiêu thụ của 2 sản phẩm này đều tăng cao.

Giấy Bãi Bằng có mức tiêu thụ vượt mức sản xuất 6%, còn giấy in báo Tân Mai có mức tăng trưởng rất cao; 41% so với năm 2004.

Đến năm 2006 tăng trưởng toàn TCT đạt 10,7 %; SX kinh doanh toàn TCT có lãi đến 64 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 3.498 tỷ đồng, bằng 115,7% so với cùng kỳ năm trước.

Toàn TCT SX được 252.522 tấn giấy các loại, tăng 5,6% so với năm 2005. Sản phẩm giấy in, giấy viết đã khá ổn định về chất lượng, các chỉ tiêu định tính,định lượng, độ trắng, độ đục, độ nhẵn…đã đảm bảo đạt yêu cầu khách hàng và được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm giấy Bãi Bằng cũng đã đạt chất lượng tốt, bước đầu thâm nhập vào thị trường XK.

Năm 2006, đã XK 9.439 tấn giấy in sang một số nước trong khu vực.Sản phẩm giấy Tissue SX được 6.000 tấn, XK được 2.884 tấn. Sản phẩm của Cty Giấy Tissue Sông Đuống đã đảm bảo được chất lượng, tuy nhiên giá thành sản phẩm vẫn cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp, Cty đã không ngừng mở rộng hệ thống bán hàng trong phạm vi cả nước, đồng thời tăng cường kiểm soát việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật nhằm giảm chi phí SX, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Năm 2007, TCT đã vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại do các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong năm 2007 để phát triển SX đồng thời chuẩn bị các điều kiện cho sự phát triển vượt bậc trong những năm tới. Năm 2007 doanh thu toàn TCT đạt 4.537 tỉ đồng, bằng 112% kế hoạch năm và bằng 117% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu XK đạt 35 triệu USD. Toàn TCT đã SX 285.880 tấn giấy, xuất 139.194 tấn dăm mảnh, trồng mới 5.625 ha và chăm sóc 17.091 ha rừng. Lãi của toàn TCT là 168,376 tỷ đồng. Riêng Cty mẹ đã sản xuất 109.198 tấn giấy (102.308 tấn giấy in & viết, 6.890 tấn giấy Tissue), lãi 83 tỉ

đồng. Giá trị SX công nghiệp TCT tăng 9,6%, sản lượng giấy cũng tăng 5% so với năm 2006. Nhìn chung, thực tế tiêu thụ và giá bán đều tăng so với năm trước, do vậy tăng trưởng doanh thu toàn TCT vượt 17% so với năm trước, SX kinh doanh toàn TCT đã có được hiệu quả cao.

Năm 2008, TCT đã đặt ra những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể như sau: Giá trị SXCN đạt 3.722 tỷ đồng, bằng 119% so với 2007; doanh thu đạt 5.256 tỷ đồng, bằng 116% so với thực hiện năm 2007; nộp ngân sách nhà nước 189,6 tỷ đồng, bằng 104% so với thực hiện năm 2007; lợi nhuận đạt 190 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm 2008, TCT cũng đã đề ra một số biện pháp chủ yếu như: tập trung SX kinh doanh, nhất là đối với các loại sản phẩm thuộc thế mạnh của TCT, mở rộng hướng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực;

tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm (nhất là tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu đầu vào…) giảm chi phí SX, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm…, chú trọng đến các biện pháp nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ, thiết bị; tăng cường mở rộng và giữ uy tín với thị trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)