Xây dựng kế hoạch tự chủ vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 90)

1 .Giải pháp vĩ mô

1.1.Xây dựng kế hoạch tự chủ vùng nguyên liệu

Ngun liệu là một khó khăn đối với cơng nghiệp giấy. Lượng bột giấy thiếu hụt phải NK từ nước ngồi làm cơng nghiệp giấy nói chung và TCT Giấy nói riêng phải chịu những tác động khơng nhỏ khi giá bột giấy thế giới tăng. TCT có 16 lâm trường và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy phụ trách việc trồng rừng phục vụ cho ngành giấy theo quy mô công nghiệp.

Hiện nay TCT đã quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu giấy, xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu giấy với tổng diện tích bước đầu là 160.000 ha để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. TCT cũng đang triển khai mở rộng quy hoạch vùng nguyên liệu giấy đến năm 2010, trong đó vùng trung tâm Bắc Bộ dự kiến quy hoạch 135.000ha để chuẩn bị nguyên liệu cho dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2.

Hiện tại TCT cũng đã quy hoạch mở rộng thêm hơn 20.000 ha diện tích trồng nguyên liệu giấy tại tỉnh Sơn La và khoảng 50.000 ha ở tỉnh Yên Bái. Tổng diện tích vùng nguyên liệu giấy của các lâm trường , đơn vị thuộc TCT hiện đạt hơn 105.000 ha, tập trung chủ yếu ở 16 lâm trường trung tâm Bắc Bộ. Loài cây chủ yếu được trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn mô, hom, keo lai, luồng và bồ đề.

Để đảm bảo công tác xây dựng vùng cây nguyên liệu giấy cần có một số giải pháp sau:

* Xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển nguyên liệu giấy:

- Một trong những vấn đề bức bách, quan trọng hiện nay là đẩy nhanh, đẩy mạnh

việc nghiên cứu cho vùng ( đặc biệt là những vùng đang trong quá trình quy hoạch). Trước

hết, cần xúc tiến các công việc như điều tra, đánh giá kết quả những nghiên cứu đã có để chọn loại cây trồng, chọn đất trồng cho từng đối tượng. Đó là cơ sở đề xuất cây trồng trước mắt, đồng thời giải quyết vấn đề về khoa học công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp theo là thiết lập nghiên cứu cơ bản, trên cơ sở đó đề xuất loại cây và xây dựng chương trình cải thiện giống. Việc xác định trồng cây gì, trồng ở đâu, trồng như thế nào để vùng nguyên liệu giấy tồn tại và phát triển là vấn đề hết sức quan trọng. Do vậy, để định hướng cho quá trình phát triển thì nghiên cứu cần phải đi trước.

- Chính sách giá mua nguyên liệu: Giá mua nguyên liệu phải được xác định một cách mềm dẻo, phải được điều chỉnh kịp thời khi có sự biến động của thị trường và phải đảm bảo bù đắp được chi phí SX và mang lại lợi nhuận cho người SX để tránh việc người nông dân sau khi khai thác nguyên liệu đã chuyển ngay sang trồng cây khác do chu kỳ kinh doanh cây nguyên liệu dài , giá bán không bù đắp được chi phí. Đối với người nơng dân, họ thường quan tâm đến giá mua cây chưa chặt hạ. Thông thường, họ không chở được cây nguyên liệu đến bán cho nhà máy, một phần vì họ thiếu phương tiện nhưng cái chính là họ khơng thể lo nổi các thủ tục để xin khai thác và vận chuyển. Vì vậy, cần đảm bảo cho người trồng rừng có quyền quyết định phương thức, thời gian khai thác, tự do vận chuyển mua bán và khuyến khích họ trồng rừng nguyên liệu. TCT cần chỉ đạo các nhà máy giấy ký hợp đồng nguyên tắc dài hạn với người trồng rừng.

- Giao khoán và cho thuê đất lâm nghiệp: Ngồi diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ dân tại chỗ theo hạn điền, phần đất còn lại căn cứ vào khả năng sản xuất kinh

doanh của các hộ gia đình tại chỗ và các hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác. Cần ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nơng dân có vốn, có kinh nghiệm sản xuất và quản lý. Giao đất, cho thuê đất, khoán lâm nghiệp cần phải gắn với phương án SX cho cho từng hộ gia đình. Các phương án SX phải tuân theo quy hoạch phát triển của vùng nguyên liệu giấy.

* Xây dựng mơ hình tổ chức trồng rừng hợp lý :

Khơng có một mơ hình tổ chức trồng rừng nào có thể áp dụng cho tất cả mọi địa phương, mọi loại hình trồng rừng nói chung và trồng rừng nguyên liệu giấy nói riêng. Ở mỗi địa phương cụ thể, TCT phải căn cứ vào điều kiện phân bố dân cư, trình độ dân trí, đất đai, địa hình, phong tục tập quán...để lựa chọn mơ hình tổ chức cho phù hợp. Tuy nhiên, tổ chức theo mơ hình nào cũng phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản là: huy động đông đảo người dân trồng rừng, bảo vệ rừng và kinh doanh rừng nói chung. Đảm bảo người dân tham gia trồng rừng phải sống được bằng nghề trồng rừng. Tổ chức trồng rừng ở các đơn vị trồng rừng mới ở những nơi chưa có dân cư hoặc dân cư thưa thớt.

* Công tác phát triển rừng nguyên liệu giấy:

- Tăng cường cơng tác quản lý rừng , mở rộng loại hình trồng rừng liên kết. Chăm sóc, bảo vệ rừng và các biện pháp phịng chống cháy rừng và các biện pháp phòng chống cháy rừng tại các Công ty nguyên liệu giấy và các công ty lâm nghiệp.

- Mở rộng diện tích trồng rừng , nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và nâng cao mức sống người trồng rừng.

- Đảm bảo nhanh công tác thiết kế, đảm bảo giao nhanh hồ sơ cho các đơn vị vào quý I hàng năm.

- Tạo và thu hút các nguồn vốn từ các hộ gia đình, các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng nhằm triển khai thực hiện tốt và kịp tiến độ kế hoạch xây dựng vùng cây nguyên liệu giấy.

- Xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả diện tích rừng đã trồng tại Kon Tum. - Tiếp tục khảo sát và xây dựng phương án tiêu thụ gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn.

- Tăng cường hội thảo đầu bờ để rút ra những kinh nghiệm trồng rừng năng suất cao, biến các vùng nguyên liệu thực sự trở thành vùng SX hàng hóa, tạo điều kiện phát triển

ngành bền vững.

* Vấn đề về vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 90)