.Định hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 87)

* Định hướng mục tiêu tổng quát:

Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển của TCT Giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 là khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, kết hợp hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có và đầu tư xây dựng các cơng trình mới. Phải có sự phối hợp giữa phát triển SX chế biến và phát triển vùng nguyên liệu, giữa nhu cầu tiêu dùng và SX, XNK .Nhờ đó tăng năng lực SX về sản lượng và chất lượng, bảo vệ môi trường, chuẩn bị tốt những tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn sau này.

* Căn cứ xác định mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát phát triển TCT đến năm 2010, tầm nhìn 2020 được xây dựng trên cơ sở các yếu tố chủ yếu sau:

- Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010: 1,2 triệu tấn ( giấy văn hóa 34%, giấy bao bì 60% và giấy khác 6%) và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) sẽ là 32 kg và 60 kg.

- Môi trường phát triển chung của nền kinh tế, chính sách kinh tế mở cửa của Nhà nước với những thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế và mức độ tăng trưởng của ngành Giấy.

- Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển ngành công nghiệp Giấy: Theo sơ đồ phân phối hệ thống các vùng nguyên liệu giấy phát triển của Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn thì dự kiến đến năm 2020 tổng diện tích qui hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy toàn quốc là 1 triệu ha.

- Nguồn lực đầu tư phát triển của TCT: Việc đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng có thể đưa cơng suất của nhà máy hiện có lên 300.000 tấn/ năm (gia tăng 168.000 tấn/năm).

* Mục tiêu phát triển cụ thể của TCT Giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020: - Xây dựng TCT giấy Việt Nam thành tập đồn kinh tế lớn có nhà máy SX với cơng nghệ hiện đại, hình thành các khu vực SX giấy, bột giấy tập trung với công suất đủ lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và XK. Đến năm 2010 đáp ứng 50-55% nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh XK các mặt hàng giấy, tạo thế cạnh tranh với các thị trường trong khu vực và quốc tế.Cụ thể như sau:

+Tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2010 là : 750.000 tấn. Trong đó: Giấy văn hóa (35%) 262.500 tấn

Giấy bao bì (60%) 450.000 tấn Giấy khác (5%) 37.500 tấn +Tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2020 là: 950.000 tấn

- Xây dựng vùng nguyên liệu giấy tập trung nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất 393.000 tấn bột giấy vào năm 2010 và 750.000 tấn vào năm 2020, tạo điều kiện để xây dựng các nhà máy chế biến bột giấy tập trung, quy mô lớn.

- Phấn đấu đến năm 2010, DA mở rộng giai đoạn 2 sẽ triển khai xong và khi đi vào họat động thì giá trị SX cơng nghiệp của TCT sẽ nâng lên nhiều lần so với hiện nay, ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng mỗi năm.

- Tập trung SX bột giấy để khắc phục sự mất cân đối giữa SX bột giấy và sản xuất giấy, đồng thời góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cây nguyên liệu giấy.

- Khai thác hết năng lực SX của các nhà máy giấy hiện có để đáp ứng đủ nhu cầu giấy in, giấy viết cho tiêu dùng và XK. Đầu tư xây dựng một số nhà máy SX giấy bao bì (giấy bao bì thơng thường và bao bì cao cấp), giấy cơng nghiệp để đáp ứng nhu cầu giấy bao bì và nguyên liệu cho SX công nghiệp.

- Huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy có quy mơ đủ lớn. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2( đến năm 2010) là 8.000 tỷ đồng, trong đó dành 2.500 tỷ đồng để đầu tư quy hoạch và phát triển 160.000 ha cây nguyên liệu giấy.

Bảng 12: Phân vùng quy hoạch đầu tư

Đơn vị : Tấn /Năm

Mặt hàng Mục tiêu gia tăng tăng

thêm đến năm 2010 Định hƣớng phân vùng

1. Bột giấy 800.000

Bột hóa và bán hóa 550.000 Khuyến khích mọi thành phần

Bột giấy vụn, cơ, khác 250.000

2. Giấy 700.000

Giấy viết, in 120.000 Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Giấy báo 40.000 Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Giấy bìa hộp, bao gói 440.000 Khuyến khích mọi thành phần

Giấy vệ sinh 50.000 Đầu tư có mức độ

Giấy đặc biệt 30.000 Ưu tiên TCTy Giấy Việt Nam

Bảng 13: Các chỉ tiêu chính giai đoạn 2010- 2020

Hạng mục Năm 2010 Năm 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Cơng suất thiết kế :

1. Bột giấy tồn ngành (Tấn/ năm) 1.062.000 2.012.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam 435.500 785.500

2. Giấy toàn ngành ( Tấn/ năm) 1.796.000 4.176.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam 385.500 985.500

II. Diện tích trồng rừng ( ha) 470.000 907.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam 171.124 408.000

III. Sản lƣợng sản xuất:( Tấn)

1. Sản lượng giấy toàn ngành: 1.380.000 3.600.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam 358.000 950.000

Mặt hàng:- Giấy in, viết

- Giấy in báo - Giấy bao bì CN

Trong đó: Giấy bao bì cao cấp

- Giấy khác Trong đó: Giấy tráng phấn 340.000 80.000 650.000 100.000 310.000 50.000 900.000 200.000 1.600.000 500.000 900.000 250.000

2. Sản lượng bột giấy tồn ngành 600.000 1.800.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam 393.000 750.000

Chủng loại bột:

- Bột hóa ( từ tre, nứa, gỗ) - Bột CTMP - Bột bán hóa - Bột từ các nguyên liệu khác 360.000 100.000 100.000 40.000 1.300.000 100.000 100.000 300.000

Nguồn: Bộ công nghiệp-Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020

2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian tới

Để hồn thành những mục tiêu chung của ngành cơng nghiệp Giấy Việt Nam nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động XNK và đầu tư tại TCT là hết sức cần thiết. Cụ thể như sau:

- Tồn bộ máy móc trang thiết bị của các đơn vị sản xuất của TCT đều là cơng nghệ nước ngồi (chủ yếu là Thụy Điển) đến nay đã tương đối lạc hậu, thường xuyên xảy ra hỏng hóc, cần thay thế.

- Công nghệ sản xuất giấy tại TCT là cơng nghệ sản xuất hồn tồn khép kín, hồn chỉnh và đồng bộ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu xử lý gỗ mảnh, khâu nấu bột, xeo

giấy, chế biến thành phẩm, nhập kho và cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm. Toàn bộ dây chuyền thiết bị cũng là một hệ thống khép kín, đồng bộ và hồn chỉnh.Trong q trình SX , tồn bộ dây chuyền phải được vận hành đồng bộ và liên tục, bất kỳ một công đoạn nào trong hệ thống dây chuyền thiết bị ngừng hoạt động đều gây khó khăn đến cơng việc SX giấy, thậm chí có thể làm dừng tồn bộ dây chuyền. Vì vậy việc NK máy móc, trang thiết bị vật tư kịp thời và phù hợp, đúng chủng loại yêu cầu và đảm bảo chất lượng để phục vụ cho SX là hết sức cần thiết. Hơn thế nữa, do thực trạng công nghệ như vậy nên hoạt động đầu tư tại TCT phải được tiến hành hết sức khẩn trương thì mới có thể nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm như mục tiêu đã đề ra ở trên.

- Về nguyên liệu cho ngành Giấy (bột giấy, hóa chất v.v…), thị trường trong nước chưa đáp ứng đủ và đúng kỹ thuật. Chính vì vậy mà một mặt TCT phải nâng cao hoạt động NK để đáp ứng được nhu cầu về trang thiết bị , nguyên liệu SX; Mặt khác phải tích cực đẩy mạnh cơng tác đầu tư mở rộng trồng rừng để có thể tiến tới chủ động được về nguồn nguyên liệu, hạn chế thấp nhất việc phải lệ thuộc vào nguồn bột giấy nhập ngoại như hiện nay.

- Nâng cao công tác NK sẽ tránh được sự chậm trễ trong việc cung ứng thiết bị nguyên liệu cho SX, đây là vấn đề vẫn thường xuyên xảy ra gây ách tắc trong SX. Thực tế cho thấy hiện nay DA mở rộng SX của TCT đang bước vào giai đoạn 2 nên nhu cầu NK trang thiết bị phục vụ cho SX là rất lớn. Chính vì thế mà cơng tác NK lại cần phải được chú trọng hơn lúc nào hết.

- Với hoạt động XK, trong mấy năm gần đây hoạt động XK tại TCT đã bước đầu có những khởi sắc, thế nhưng thực tế hiện nay kim ngạch đạt được là chưa tương xứng với năng lực hiện có của TCT. Mặt khác, tồn tại lớn nhất hiện nay trong hoạt động XK là cơng tác xác định, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm của TCT cịn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà thị trường XK của TCT hiện nay vẫn cịn rất ít , chủ yếu là những thị trường quen thuộc trước đây. Với hiện trạng như vậy,TCT rất dễ gặp rủi ro khi những thị trường này có biến động. Do vậy nếu TCT khơng có những biện pháp kịp thời để nâng cao công tác XK thì sẽ phải gánh chịu những thiệt hại khơng thể lường trước được.

- Với hoạt động đầu tư mở rộng SX: đây cũng là lĩnh vực then chốt cần có sự quan tâm sâu sắc của TCT , Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư của TCT liên tục gặp những sự

cố, rắc rối trong vấn đề tài chính cũng như quản lý. Điều này dẫn đến việc các DA đầu tư lớn hiện nay của TCT vẫn chưa được triển khai như dự kiến, phần lớn là rất chậm chạp và kéo dài trong nhiều năm dẫn đến tốn kém chi phí cũng như sức người nhiều. Không những thế, nhu cầu tiêu dùng giấy trong xã hội ngày càng tăng cao, yêu cầu mở rộng SX nâng cao năng xuất tại TCT hiện đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết . Chính vì vậy mà nếu TCT khơng có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả đầu tư thì rõ ràng vị thế đầu ngành của TCT hiện nay khơng có gì để đảm bảo được khi mà các DA đầu tư của các DN nước ngoài đang được triển khai nhiều tại Việt Nam

- Hồn thiện cơng tác XNK và đầu tư đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất của TCT , thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của toàn ngành Giấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong mục tiêu phát triển toàn ngành, TCT Giấy Việt Nam đóng vai trị như một thuyền trưởng chèo lái con tàu toàn ngành Giấy đi lên phía trước.Chính vì thế mà nếu TCT khơng nhanh chóng cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao tồn diện các hoạt động của mình thì vị trí đứng đầu tồn ngành Giấy sẽ ngày bị mai một theo thời gian, đồng thời cũng không thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài trên sân chơi chung WTO.

II.Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tƣ tại Tổng công ty giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 87)