CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
IV. Đánh giá về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tƣ tại Tổng công
2. Một số vấn đề còn tồn tại
2.3. Về hoạt động đầu tư
Tồn tại lớn nhất hiện nay là các DA đẩu tư xây dựng cơ bản tuy đã được tích cực triển khai từ các đơn vị trực thuộc đến các DA thuộc tầm quản lý vĩ mô nhưng quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do những biến động về giá vật tư, nguyên liệu, nhân công…nên hầu hết các DA không đạt được kết quả như mong muốn.
- DA đầu tư xây dựng Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều gói thầu như : thực hiện xong gói thầu xây dựng nhà UBND xã Châu Lộc, tổ chức mở gói thầu cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật, tuy nhiên do các nhà thầu đặt giá quá cao so với dự toán nên dự án không thể triển khai được .
Tuy nhiên, mấu chốt của sự chậm trễ là do Chủ đầu tư là TCT Giấy Việt Nam không sắp xếp được vốn và năng lực của tổng thầu MIE hạn chế nên đã làm chậm tiến độ đầu tư. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu đã có đánh giá sâu sắc hơn: “ Việc không thu xếp được nguồn vốn là do TCT Giấy Việt Nam nôn nóng, không tính hết các yếu tố bất lợi khác nên tính khả thi của dự án thấp, dẫn đến không được ngân hàng và quỹ hỗ trợ
phát triển cho vay. Mặt khác, tổng thầu MIE cũng chưa thể đảm trách được vai trò vì đây là dự án lớn, vượt quá khả năng ".(*)
Cần phải thừa nhận rằng, các DA mà số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng hiệu quả thu hồi vốn vừa chậm vừa thấp như DA này quả thật không hấp dẫn đối với các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng thương mại đã từ chối cho vay, Quỹ Hỗ trợ phát triển yêu cầu tính toán lại tổng mức đầu tư và tính hiệu quả của DA trước khi ký hợp đồng tín dụng. Còn TCT Giấy Việt Nam thì lúng túng trong cách giải quyết, đây chính là nguyên nhân khách quan làm chậm tiến độ DA.
Một DA nhà máy bột và giấy, thông thường phải sau 20 năm hoạt động mới có thể thu hồi vốn, trong khi lượng vốn đầu tư lại không nhỏ.Tuy nhiên, sau mấy năm khởi mà chưa động, nhà máy còn nằm trên bản vẽ thiết kế vì TCT Giấy Việt Nam luôn đối mặt khó khăn về vốn. Ðể khắc phục, TCT mới huy động được 500 tỷ đồng thông qua việc huy động cổ đông, bảo đảm nguồn vốn đối ứng để tổ chức tín dụng giải ngân. Dẫu vậy, quá trình thực thi kéo dài, thiết bị xây lắp trượt giá nên qua hai lần tổ chức đấu thầu, chủ DA vẫn chưa tìm được nhà đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất.
Trên thực tế, tại cuộc họp ngày 10/3/2006, nhiều ý kiến cho rằng, TCT Giấy Việt Nam đã bộc lộ yếu kém trong việc tính toán hệ số hoàn vốn nội tại (IRR) của DA. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra, với hiệu quả thấp như vậy thì ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển không chấp nhận giải ngân là đương nhiên. Thêm vào đó, chủ đầu tư và tổng thầu lại không hợp tác tốt với nhau (TCT Giấy nghi ngại khả năng của MIE) nên chần chừ, kéo dài thời gian DA. Do yếu tố thời gian kéo dài, cộng với tác động của mặt bằng giá nguyên liệu ngày càng tăng nên càng làm cho hiệu quả dự án xa rời với thực tế.
- Với các dự án nhóm B: cũng vẫn triển khai chậm so với tiến độ, một phần do khó khăn về vốn, một phần do năng lực nhà đầu tư chưa dự đoán và lường trước được những biến động về thị trường giá cả dẫn đến DA không triền khai được theo tiến độ, như dây chuyền sản xuất bột DIP 20.000 tấn/ năm tại Cty Giấy Tissue Sông Đuống.
Do đó năm 2007, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản mới thực hiện được 248,811 tỷ đồng, bằng 20% kế hoạch năm. Trong đó: Vốn vay tín dụng nhà nước : 8,411 tỷ đồng;
vốn ngân sách: 48,175 tỷ đồng, các nguồn vốn khác : 192,225 tỷ đồng.
(*)http://vietbao.vn/Kinh-te/Nha-may-giay-van-nam-tren-giay/65048245/87/
*Còn đối với các dự án trồng rừng cũng gặp phải tình trạng tương tự: đó là vấn đề vốn. Vốn vay trồng rừng, tuy đã được Ngân hàng cho vay theo tiến độ đầu tư của dự án, song tỷ lệ được vay thấp và thực tế các Công ty lâm nghiệp chỉ được vay khoảng 43%/ tổng nhu cầu vốn vay, do đó các đơn vị đã phải vay vốn thương mại hoặc huy động vốn ngắn hạn để thanh toán khối lượng thực hiện cho người lao động, đây là khó khăn nhất và hạn chế đến kết quả sản xuất kinh doanh của các Công ty Lâm nghiệp nói riêng và TCT Giấy nói chung.
2.3.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên
Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của các DA như đã nói ở trên. Trong đó những nguyên nhân chính như sau:
- Khâu chuẩn bị vốn: trong thời gian qua, việc thu xếp nguồn vốn của TCT đã có nhiều bất cập khi TCT tỏ ra lúng túng trong việc huy động vốn ,còn với nguồn vốn tự có cũng để xảy ra tình trạng để vốn đầu tư dàn trải.
- Không có bản nghiên cứu khả thi đáng tin cậy: trong khi lập DA đầu tư, TCT Giấy giữ cương vị là chủ đầu tư, còn MIE giữ vai trò là chủ thầu. Có thể nói, cả hai phía chủ đầu tư và tổng thầu đã không hợp tác tốt với nhau. Phía TCT Giấy thì luôn nghi ngại khả năng của MIE. Còn MIE cũng tỏ ra thụ động, không tích cực tìm cách để chủ đầu tư hiểu và thông cảm với những khó khăn của mình. Chính vì vậy mà có thể nói xét về lỗi của TCT ở đây chính là không nghiên cứu kỹ và kiểm tra hoạt động của đối tác , đồng thời cũng thể hiện tinh thần hợp tác kém với đối tác.
- Kế hoạch triển khai không dựa trên thực tế, không có tính khả thi: TCT đã tỏ ra quá nôn nóng trong việc dự đoán thời gian thực hiện DA. Cụ thể trong DA nhà máy Giấy Thanh Hóa, TCT khi bản kế hoạch lên Thủ tướng chính phủ, do muốn DA nhanh chóng được duyệt đã đưa ra một số vốn bỏ ra ít hơn so với thực tế, và thời gian thực hiện ngắn.
Nhưng trên thực tế khi thực hiện, với quy trình thủ tục hành chính , quy trình xét duyệt rườm rà , đồng thời tổng mức đầu tư dự tính quá thấp ,quá lâu so với thời điểm thực hiện dự án. Và lại không tính đế các yếu tố thay đổi thị trường , tỷ giá...nên thực tế số tiền phải bỏ ra là gấp ba so với mức dự tính ban đầu.
- Mặt khác ,trong quá trình triển khai DA, TCT đã phụ thuộc quá nhiều vào luật, và có thể nói là chạy theo luật mà không sử dụng , tìm hiểu và quyết định một cách "có lý" dựa trên luật.
- Cách quản lý : còn yếu kém và chậm trễ. Những người thực hiện đã không có quyền chủ động, không được cung cấp đầy đủ thông tin để có cái nhìn tổng quát. Điều này dẫn đến việc quản lý thông tin kém hiệu quả.Vẫn còn tình trạng quản lý cục bộ, nhân viên cấp dưới phải làm theo ý muốn của cấp trên, không có cơ hội để phát triển năng lực của mình. Chính vì vậy mà có sự lệch pha trong công tác điều hành hoạt động. Còn tồn tại tình trạng cán bộ quản lý chỉ làm những việc thuộc trách nhiệm của mình mà không quan tâm đến mảng khác, trong khi các hoạt động đầu tư lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy mà quá trình ra quyết định không nhanh, không sát với tình hình thực tế.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƢ
TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
I.Thách thức và cơ hội cho Tổng công ty Giấy khi Việt Nam đã gia nhập WTO