CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
IV. Đánh giá về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tƣ tại Tổng công
2. Một số vấn đề còn tồn tại
2.1. Trong hoạt động nhập khẩu
- Hiện tại TCT vẫn đang phải nhập phần lớn máy móc, trang thiết bị phục vụ trong ngành Giấy từ các thị trường chủ yếu là Châu Âu với giá thành khá cao do các cơ sở SX trong nước chưa đủ năng lực SX để đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên có một số mặt hàng phụ tùng (dao chặt, cơ khí v.v…) mà một số cơ sở gia công trong nước do đã được đầu tư, nâng cao năng lực SXcó thể đáp ứng được thì TCT lại chưa mạnh dạn chuyển đổi các mặt hàng phải NK sang chế tạo trong nước.
- Do năng lực SX bột giấy của TCT chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên hàng năm vẫn phải NK thêm khoảng 30% lượng bột giấy nữa. Hơn nữa giá bột giấy tăng liên tục trong 5 năm qua, từ 465 USD lên 780 USD (cùng thời điểm tháng 6), tức tăng 67,74% (trong khi giá giấy chỉ tăng khoảng 55%). Chính vì thế mà riêng kim ngạch NK bột giấy là rất lớn, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch NK.
2.1.2. Những tồn tại mang tính khách quan
- Hiện nay công tác NK thường gặp phải một số khó khăn từ phía Nhà nước do các chính sách, phương hướng và quan điểm phát triển. Nhà nước khuyến khích NK để phát huy vai trò của ngành Giấy trong nền kinh tế quốc dân, nhưng đó chỉ là những mặt hàng thiết yếu được kiểm soát chặt chẽ.
- Mặt khác trong lộ trình chúng ta gia nhập WTO, hàng rào thuế quan dần bị dỡ bỏ, thuế suất đối với giấy NK ngày càng giảm và Nhà nước cũng không còn bảo hộ cho ngành Giấy nữa. Chính vì thế mà liên tiếp trong thời gian qua, giấy ngoại đã nhập vào khá nhiều gây khó khăn cho toàn ngành Giấy nước ta bởi chất lượng giấy NK được đánh giá là tốt hơn và giá lại rẻ hơn giấy nội. Bản thân TCT đã có lúc rơi vào tình trạng kinh doanh có lợi nhuận thấp (năm 2003, 2004). Điều này gây ra hai khó khăn cho hoạt động NK của TCT:
thứ nhất là muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, phải đầu tư thêm vào trang thiết bị máy móc, như vậy kim ngạch NK sẽ tăng lên. Thứ hai là trong khi kết quả kinh doanh chưa cao trong một số năm như 2003, 2004 khiến TCT phải đi vay thêm vốn mới có thể NK thêm máy móc v.v…
- Một số cơ quan như Bộ chủ quản, Bộ tài chính cho rằng đầu tư vào ngành Giấy mang lại hiệu quả kinh tế thấp hơn so với các ngành khác nên không nên đầu tư “mạo hiểm” bằng nguồn vốn Nhà nước, thậm chí có ý kiến còn cho rằng với việc hội nhập AFTA, WTO thì việc NK sẽ thay thế SX trong nước. Hiện nay, đối với ngành Giấy Nhà nước chỉ ưu đãi duy nhất là vốn vay trồng rừng nguyên liệu, được vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. Các nguồn vốn còn lại DN phải tự vận động, Nhà nước sẽ bớt dần phần chi phối vào các ngành không phải trọng điểm. Do vậy, các DN sản xuất kinh doanh phải tìm cách kêu gọi đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế khác. Nhà nước cũng sẽ giảm bớt việc đứng ra bảo lãnh vốn vay cho các DN. Điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với toàn ngành Giấy nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng.
- Về cơ chế XNK: Còn nhiều rườm rà, phiền phức mà TCT cũng chỉ là một trong số nhiều đối tượng gặp phải, các chính sách thay đổi thường xuyên dẫn đến việc hoàn tất các thủ tục hành chính gặp nhiều khó khăn.
2.1.3. Những tồn tại mang tính chủ quan
* Một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà TCT gặp phải khi NK vật tư
thiết bị là khâu hải quan.
- Thứ nhất: Mở tờ khai + Nhiều đơn hàng lẻ, lắt nhắt + Dịch thuật khó chuẩn
+ Đơn vị tớnh khụng rừ ràng gõy khú khăn cho việc giải trỡnh
+ Luôn thay đổi phương thức trong việc vận chuyển do yêu cầu của SX ( Cùng một đơn hàng, phần thì chuyển đường không, phần khác lại chuyển theo đường biển).
+ Về đơn hàng nếu mua trực tiếp của nhà SX thì giá và đơn vị tính ít thay đổi so với OA (Xác nhận đơn hàng - Order Acknowledgment) hoặc đơn hàng ban đầu. Nhưng do mua qua các Cty nên có những đơn hàng thay đổi về lượng và giá trị so với xác nhận sau cùng của nhà cung cấp như hóa đơn không khớp với đơn hàng ban đầu dẫn đến việc phải sửa lại đơn hàng.
+ Những vấn đề khác có liên quan như thay đổi phương thức thanh toán, phương thức giao nhận hàng, thời gian giao nhận.
- Thứ hai: Khâu kiểm hóa
+ Trước đây kiểm tra xác suất, nay kiểm hóa mở kiện 100%. Như vậy nếu mở tờ khai cho một container với vài trăm hạng mục mà phải kiểm hóa thì rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
+ Hàng hóa nhập khẩu của TCT không được kiểm hóa kho riêng
+ Thường những hàng linh kiện thì đơn hàng lẻ, lắt nhắt, khi kiểm hóa thì hải quan phải đối chiếu khá mất công do có nhiều hạng mục của đơn hàng này lại nằm trong hạng mục của đơn hàng khác.
- Thứ ba: Khâu giám định
Khâu này cũng gây nhiều ách tắc cho tiến độ thực hiện hợp đồng. So với qui định thì hàng hóa của TCT NK phải được giám định 100%, vì vậy nếu thời gian giám định quá dài sẽ gây tổn thất kho bãi và bảo quản.
- Thứ tư: Phạt hải quan
Đôi khi hàng về của TCT bị phạt hải quan là vì: do dịch thuật về số lượng , giá trị và đơn vị tính. Ngoài ra, hàng NK phần lớn đóng trong Container nên nếu một Container chứa khoảng 50 đơn hàng thì thời gian kiểm hóa rất lâu nên phải chờ đợi bốc xếp kiện dẫn đến
thời gian bị phạt lưu kho bãi.
- Thứ năm, do hàng về theo đường hàng không nên không thể tránh khỏi những phiền phức như: chứng từ tài liệu gửi về hầu như không kịp so với thời gian về đến cửa khẩu; hàng rời nên khó bảo quản, dễ mất mát.
- Thứ sáu: Khâu thanh toán
Do việc thanh toán của TCT thường chậm nên nhà cung cấp thường yêu cầu thanh toán trước nên gây khó khăn cho việc NK. Thường thì TCT phải thanh toán theo các cách sau:
+ Thanh toán 30 ngày sau khi giao hàng.
+ Thanh toán đặt cọc từ 30% đến 50% giá trị đơn hàng (rủi ro cao) + Thanh toán 100% trước giá trị đơn hàng (rủi ro càng cao).
Ngoài ra tại TCT phương thức thanh toán phần nhiều là TTR chứ chưa phải là L/C.
Còn nếu như điều kiện giao hàng là theo phương thức vận chuyển bằng đường hàng không (ví dụ CIP) và bên bán yêu cầu mở L/C thì TCT hay có yêu cầu kèm theo Performance Bond (bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
* Một điều có thể nhận thấy nữa là hiện nay việc huy động vốn ngắn hạn chỉ nằm trong sách lược ngắn hạn của TCT vì nhà nước không còn cấp vốn từ ngân sách vào nguồn vốn lưu động cho TCT như trước nữa. Chính vì thế mà khi lượng NK ngày một tăng thì nguồn vốn này không đủ điều kiện đáp ứng, gây khó khăn cho hoạt động NK.
* Hoạt động kinh doanh của TCT còn có nhiều chỗ chưa được hợp lý trong các vấn đề tính toán chi phí để tiết kiệm nguồn ngoại tệ. Một số chi phí lớn nhưng chưa hiệu quả gây lãng phí: chi phí vận chuyển các lô hàng rời v.v… Ngoại tệ nhiều khi còn dùng để mở rộng thị trường chứ không phải chỉ NK nên cần phải tiết kiệm.
* Việc sáp nhập giữa phòng XNK và Phòng thiết bị phụ tùng của TCT mới diễn ra vào tháng 8/2006 nên việc phối hợp hoạt động giữa hai bộ phận nhiều khi chưa được khớp nhau. Hơn nữa tuy các cán bộ mua sắm đã được đào tạo về nghiệp vụ song chưa chuyên môn hóa triệt để nên vẫn còn có những thiếu sót, lúng túng trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài.
2.2. Trong hoạt động xuất khẩu