.Đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư mở rộng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 58)

Trong những năm qua TCT đã tích cực đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm tăng năng lực SX giấy, bước đầu thực hiện được việc gắn kết quả đầu tư xây dựng nhà máy SX bột giấy với phát triển vùng nguyên liệu theo từng DA, đảm bảo cho nhà máy họat động ổn định có hiệu quả lâu dài. Các dự án đầu tư mà TCT đã và đang thực hiện bao gồm:

- DA đầu tư mở rộng giấy Bãi Bằng giai đoạn 1: bắt đầu từ năm 1998 và đã hoàn

thành vào năm 2003. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn I mở rộng SX là 1.107 tỷ đồng, trong đó có trên 200 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống xử lý môi trường, đảm bảo các chất thải được xử lý theo quy trình hiện đại. Mục đích của DA là nâng cao công suất của nhà máy Giấy Bãi Bằng. Cụ thể:

+ Nâng công suất bột tẩy trắng từ 48.000 tấn/ năm lên 61.000 tấn/ năm. + Nâng công suất giấy in, giấy viết từ 55.000 tấn/năm lên 100.000 tấn/năm.

Ngoài ra đây cũng là quá trình đầu tư đồng bộ với cơng nghệ mới, trong đó có nhiều hạng mục lớn phục vụ xử lý chất thải giải quyết ô nhiễm một cách liên hồn. Những cơng nghệ mới được đưa vào sử dụng đã xử lý, giảm thiểu ô nhiễm các loại chất thải ngay từ các phân xưởng trong quá trình SX. Số chất thải ra ngoài được thu gom và xử lý tương đối triệt để, hàng loạt biện pháp được áp dụng để giảm thiểu ơ nhiễm, trong đó xử lý nước thải được quan tâm đúng mức.

- DA nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hóa: Ngày 01/10/2002, theo Quyết định

868/QĐ-TTg ngày 01/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án nhà máy SX bột giấy và giấy Thanh Hoá do TCT Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư và TCT Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) làm tổng thầu với tổng mức đầu tư là 1.585 tỷ 824 triệu đồng.

Nhà máy Thanh Hoá là một DA của Cty nhà nước, TCT Giấy Việt Nam được dự toán khoảng 1.640 tỉ đồng Việt Nam (100 triệu USD) cho giai đoạn đầu từ 2003 – 2009, với phần lớn nguồn tài chính từ những khoản vay thương mại.

Trong giai đoạn đầu, thoạt tiên Nhà máy được trù tính đi vào hoạt động vào năm 2005, được trông đợi SX cho được 50.000 tấn bột và 60.000 tấn giấy trong một năm, với sản phẩm bao gồm các tơng và giấy bao gói. Vào cuối giai đoạn hai, tổng cơng suất sẽ tăng lên 150.000 tấn bột và 150.000 tấn giấy trong một năm.Nhà máy SX giấy và bột giấy Thanh Hố sẽ được xây dựng trên diện tích 59 ha tại xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hố. Và hình thức triển khai thực hiện DA chuyển từ phương thức tổng thầu EPC (Gói

thầu EPC là gói thầu bao gồm tồn bộ các cơng việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và

xây lắp) (chìa khố trao tay) sang phương thức đấu thầu. Hình thức quản lý DA: Chủ đầu tư

trực tiếp quản lý DA.

DA xây dựng Nhà máy SX giấy và bột giấy Thanh Hoá được đánh giá là DA lớn của ngành Giấy và lần đầu tiên do người Việt Nam “tự lực cánh sinh” thực hiện. Do đó, kinh nghiệm xây dựng và thực thi Dự án cịn rất ít. Về phía Chủ đầu tư ( TCT Giấy Việt Nam), do chưa nghiên cứu kỹ về hiệu quả của DA đầu tư, nên việc thu xếp vốn đã gặp rất nhiều khó khăn.

Bốn năm sau lễ động thổ, Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hoá, dự án then chốt của quốc gia nhằm tiếp sinh lực cho ngành Giấy, đã chưa thể hoàn tất và bị sa lầy vì những trở ngại về tài chính và q trình đấu thầu.

Mấu chốt của sự chậm trễ trong triển khai DA là do TCT không sắp xếp được vốn. Dẫu vậy vẫn phải thừa nhận rằng, những khó khăn về tài chính và sự thiếu kinh nghiệm của Tổng thầu MIE trong việc NK những thiết bị không SX được trong nước đã hạn chế phạm vi khảo sát các cơng trình nhà máy giấy nước ngoài để chọn mua thiết bị (chủ yếu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc mà chưa tới Cty thuộc các nước EU). Đây cũng là cản trở lớn trong việc thuyết phục Chủ đầu tư đồng thuận với ý tưởng cung cấp thiết bị như Tổng thầu và Nhà tư vấn HAISUM đã lựa chọn trong Hồ sơ chào thầu giai đoạn I. Hơn nữa, trong quá trình phối hợp, mặc dù vấp phải sự thiếu ủng hộ từ phía Chủ đầu tư, nhưng MIE đã tỏ ra khá thụ động, khơng tích cực tìm cách để Chủ đầu tư hiểu và thơng cảm với mình. Được biết, trong suốt 3 năm chuẩn bị cho DA, đại diện hai bên chưa lần nào ngồi đàm phán riêng với nhau ngoài những cuộc họp do Bộ Cơng nghiệp chủ trì. Chính sự thụ động này của MIE đã là tác nhân khơng nhỏ dẫn tới tình trạng khơng tìm thấy tiếng nói chung giữa hai bên, khiến thời gian dài cứ trôi qua mà DA vẫn chỉ nằm trên giấy. Nói một cách hình ảnh, DA xây dựng Nhà máy SX giấy và bột giấy Thanh Hố chính là cuộc hôn nhân không thành giữa hai đối tác chưa và khơng chịu tìm hiểu kỹ về nhau.

Bộ Công nghiệp cùng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quỹ hỗ trợ và phát triển, UBND tỉnh Thanh Hoá, TCT Giấy Việt Nam, TCT Máy và Thiết bị cơng nghiệp (MIE) và một số đơn vị có liên quan đã nhiều lần thảo luận một cách nghiêm túc để tìm ra nguyên nhận chậm tiến độ của DA cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Trên cơ sở những thảo luận đó, Bộ Cơng nghiệp đã trình Chính phủ phương án điều chính. Chính phủ đã có văn bản đồng ý phương án điều chỉnh của Bộ Công nghiệp. Theo phương án điều chỉnh của DA, tổng mức đầu tư điều chỉnh sẽ là 1.670 tỷ 502,901 triệu đồng, hiệu quả của DA (chỉ số IRR) là 8,96%. Bộ Công nghiệp đã thực hiện một cuộc “thay máu” khi điều chỉnh DA theo hướng thay đổi sản phẩm và hình thành nguồn vốn đầu tư mới. Theo đó, trên cơ sở phân tích hiệu quả DA, Chủ đầu tư đề xuất với Chính phủ phương án khả thi nhất, trong đó chú trọng các vấn đề ưu đãi vốn và hạ tầng. Tiếp theo, đối với phần máy móc và thiết bị, Bộ Cơng nghiệp đề xuất Thủ tướng cho phép đấu thầu quốc tế rộng rãi thay vì giao cho MIE đảm trách như trước đây.

Tính đến thời điểm hiện nay, sau một quá trình dài chậm trễ trong triển khai, DA đầu tư xây dựng Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều gói

thầu như: thực hiện xong gói thầu xây dựng nhà UBND xã Châu Lộc, tổ chức mở gói thầu cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật, tuy nhiên do các nhà thầu đặt giá quá cao so với dự toán nên dự án đến nay vẫn chưa thể triển khai được.

- Đầu tư dây chuyền khử mực ở công ty Giấy Tissue Sông Đuống : Hiện nay TCT vẫn đang triển khai dự án này. Mục đích đầu tư : nhằm tận dụng giấy đã qua sử dụng , khử mực và chế biến thành bột giấy trắng (bột DIP) công suất : 20.000 tấn/ năm. Kinh phí đầu tư là 101 tỷ đồng.

- DA đầu tư mở rộng nhà máy Giấy Bãi Bằng giai đoạn 2:

Ngày 4-1-2007, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt cho phép đầu tư DA mở rộng giai đoạn II Giấy Bãi Bằng, công suất 250.000 tấnbột/năm và giao cho Bộ Công nghiệp chỉ đạo đầu tư; giao cho Bộ Tài chính xem xét, bảo lãnh phần vốn vay nước ngồi nhập thiết bị, vật tư và các dịch vụ kỹ thuật khác. Như vậy, tiếp theo DA đầu tư cải tạo, nâng cấp giai đoạn I đã đi vào hoạt động có hiệu quả, giai đoạn II của DA mở rộng đã được phê duyệt là một cố gắng lớn của Bộ Công nghiệp; của TCT Giấy Việt Nam và được sự đồng tình ủng hộ của các bộ ngành Trung ương của các cấp chính quyền sẽ thúc đẩy ngành Giấy phát triển mạnh mẽ. TCT đang cố gắng tập trung triển khai đầu tư vào DA mở rộng giai đoạn II xây dựng nhà máy mới SX bột giấy tẩy trắng, công suất 250.000 tấn/năm nhằm cung cấp bột giấy cho SX trong nước cũng như XK; đầu tư nâng cấp để đưa sản lượng 2 máy xeo của giấy Bãi Bằng lên 125.000 tấn/năm. DA thứ 2 là tiếp tục đầu tư phát triển giai đoạn 2 tại Bãi Bằng một nhà máy SX bột giấy với công suất 250.000 tấn/năm với công nghệ nấu bột tiên tiến, hiện đại và thân thiện môi trường . Tổng mức đầu tư dự kiến lên tới

8.000 tỷ đồng, trong đó dành 2.500 tỷ đồng để đầu tư quy hoạch và phát triển 160.000 ha cây nguyên liệu giấy. Riêng tỉnh Phú Thọ sẽ đầu tư phát triển trên 60.000 ha, còn lại là các

tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Vĩnh Phúc. Số tiền đầu tư cho bảo vệ môi trường là 228 tỷ đồng.

Hiện nay DA đang được TCT triển khai rất tích cực. Một số hạng mục cơng trình như hồn thiện hồ sơ, thủ tục,giao đất, lập phương án giải phóng mặt bằng, tuyển chọn nhà thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn trong nước, lập hồ sơ mời thầu tuyển chọn tư vấn nước ngoài, thiết kế đường vào khu nguyên liệu…đã được triển khai. Ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam để vay vốn tín dụng Nhà nước cho phần xây lắp.

Trong giai đoạn tới, TCT Giấy Việt Nam không những tập trung đầu tư mở rộng SX giấy nhằm đưa sản lượng giấy lên 1 triệu tấn mỗi năm mà còn mở rộng đầu tư SX bột giấy cung cấp cho SX, giảm mạnh tỷ lệ nhập bột ngoại. Cùng với các chương trình đầu tư nói trên, TCT đang hoạch định chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu cho từng khu vực SX. Đặc biệt, tại khu vực nhà máy Giấy Bãi Bằng, trong tương lai không xa, khi giai đoạn II kết thúc, sản lượng bột giấy tại Bãi Bằng sẽ được nâng lên khoảng 320.000tấn/năm, đáp ứng đủ bột cho SX giấy trong nước và XK. Khi đó, nguyên liệu cần cung cấp cho SX cũng sẽ được nâng lên khoảng 1.500.000 tấn/năm, khối lượng nguyên liệu xơ sợi cung cấp cho SX sẽ lên tới từ 1,5 triệu đến 2 triệu tấn mỗi năm. Như vậy, vùng nguyên liệu được định hình sẽ lên tới hàng trăm ngàn ha và riêng tỉnh Phú Thọ khoảng 60.000 ha trồng rừng tập trung cho cây nguyên liệu giấy.Trong những năm tới, tốc độ trồng rừng sẽ được đẩy lên từ 4.500ha lên 8.000ha mỗi năm mới đáp ứng kịp cho kế hoạch trồng rừng cây nguyên liệu giấy.

Sau khi thực hiện xong DA (dự kiến vào năm 2010) thì tồn bộ vấn đề mơi trường tồn tại hiện nay cũng sẽ được giải quyết triệt để, giúp TCT tiếp tục phát triển SX, tăng sản lượng giấy và bột giấy. Ðây cũng là điều kiện quyết định sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của thương hiệu giấy Bãi Bằng, từ đó giúp TCT Giấy Việt Nam trở thành đơn vị chủ lực của ngành giấy, giải quyết bền vững vấn đề môi trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

Tóm lại, chiến lược phát triển của TCT trong giai đoạn tới là tập trung đầu tư cho các cơ sở SX bột có cơng suất lớn, các nhà máy SX giấy bao bì cơng nghiệp để cung cấp cho các ngành kinh tế khác, ưu tiên đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung, huy động mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành giấy. Mục tiêu đến năm 2010, TCT phấn đấu đưa nhịp độ SX tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, có chất lượng hơn, bền vững hơn và gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển con người.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 58)