.Đối với hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 95)

1 .Giải pháp vĩ mô

1.2.3.Đối với hoạt động đầu tư

* Hồn thiện cơng tác thẩm định và xét duyệt DA: Hiện nay có nhiều nguyên nhân

dẫn đến tốc độ triển khai của những DA giấy như thiếu vốn, quy hoạch chưa hoàn chỉnh, đầu tư dàn trải…, song tựu chung lại vấn đề này lý do chỉ là Nhà nước chưa tạo được một cơ chế thơng thống, thuận lợi để triển khai các DA nói chung và giấy nói riêng, nhất là các khâu chậm duyệt DA dẫn đến mất thời cơ trong SX kinh doanh. Thứ đến là sự thiếu đồng bộ, nhất quán trong quan điểm khi thẩm định và phê duyệt quy hoạch của các ngành, mà giấy và vùng nguyên liệu giấy được xem là ví dụ điển hình…Chính vì vậy mà việc đầu tiên Nhà nước cần làm là xây dựng một cơ chế thơng thống, thích hợp trong việc phê duyệt các DA. Nên thành lập một cơ quan duy nhất nhận hồ sơ, giải quyết các việc liên quan để việc thẩm định và xét duyệt các DA được nhanh gọn, tránh tình trạnh chồng chéo, qua nhiều cửa khiến các DN gặp khó khăn trong việc xin thủ tục dự án.

* Vấn đề vốn:

Hạn chế lớn nhất hiện nay trong các DA đầu tư vào ngành Giấy là thiếu vốn. Có thể nói hiện nay nguồn vốn trong nước dù huy động được một cách tối đa cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi đó vốn nước ngồi, bao gồm nhiều nguồn như ODA, FDI, vốn vay tín dụng với lãi suất ưu đãi... của các tổ chức tài chính quốc tế là những nguồn vốn cần thiết và không thể thiếu.

- Một mặt Nhà nước cần tạo điều kiện cho các DN vay vốn, bảo lãnh vốn vay nước

ngoài để đầu tư DA. Mặt khác phải kêu gọi đầu tư nước ngoài vào ngành Giấy. Với nguồn

vốn nước ngồi, cần có những biện pháp gọi vốn thích hợp đối với thành phần kinh tế tư bản Nhà nước như xây dựng các DA đầu tư trực tiếp, định hướng đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực trọng điểm.

Ngồi ra, Nhà nước cần có các hình thức khuyến khích đặc biệt trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài như giảm giá thuê đất và giảm các loại thuế khác đối với những công trình đầu tư vào xây dựng vùng nguyên liệu giấy, SX bột giấy.

- Hơn nữa phải đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Muốn đồng vốn đầu tư vào cơng nghiệp Giấy nói chung và các DA đầu tư của TCT

Giấy nói riêng được tăng cường và ổn định, cần có những biện pháp lâu dài làm yên lòng các nhà đầu tư, tạo cho họ lòng tin vững chắc vào tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư, tạo cơ hội và khả năng tăng trưởng khi đầu tư. Do đó phải : Thay đổi cách nhìn nhận về FDI ( đầu tư trực tiếp nước ngoài) và đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ:

Nhà nước cần chú trọng và đầu tư đúng mức tới việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, giáo dục đạo đức, tinh thần trách nhiệm cho họ để họ ý thức được rằng: họ cần phải giải quyết công việc một cách khoa học chứ không phải tư lợi cá nhân. Họ phải ý thức được rằng họ phải chủ động tìm đến các đối tác nước ngồi chứ khơng phải thụ động chờ các nhà đầu tư đến.

Bên cạnh đó, cần cân nhắc thuê các tổ chức tư vấn quốc tế để thực hiện, thẩm định tính khả thi của DA, đồng thời nâng cao tính minh bạch, cơng bằng, chất lượng và đẩy nhanh tốc độ cấp giấy phép đầu tư cho các đối tác nước ngồi. Mở rộng hình thức đăng ký giấy phép đầu tư, giảm bớt các dự án FDI nhóm A phải trình thủ tướng phê duyệt, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm trong phân công , phân cấp quản lý.

*Đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến đầu tư: Cần huy động tối đa những đại diện ở nước ngoài như đại sứ quán, đại diện thương mại của các bộ , ngành...nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và mơi trường đầu tư tại Việt Nam để có thể thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Giấy nước ta, đồng thời tìm hiểu năng lực tài chính, cơng nghệ của những đối tác nước ngồi. Có thể tham khảo để rút kinh nghiệm các mơ hình của Nhật Bản như Cơ quan xúc tiến thương mại (JETRO), Cơ quan Hợp tác quốc tế (JICA) và Cơ quan phát triển Hải Ngoại (JODC).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 95)