.Đầu tư theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

Chiến lược phát triển lâu dài của TCT đến năm 2010 là giai đoạn I (từ năm 1998- 2003) đầu tư chiều sâu và mở rộng SX; giai đoạn II (từ 2004-2008) đầu tư mở rộng SX bột giấy tẩy trắng lên 318.000 tấn/năm; giai đoạn 3 (sau năm 2008) đầu tư mới dây chuyền máy xeo giấy số 3 với công suất 100.000-150.000 tấn/năm và đầu tư chiều sâu, nâng cấp 2 máy xeo giấy hiện có lên 150.000 tấn/ năm.

- Trong đó TCT tập trung vào việc nghiên cứu, cải tiến qui trình cơng nghệ, áp dụng vào sản xuất.

- Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất của thế giới vào ngành giấy Việt Nam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

2.Thực trạng hoạt động đầu tư trong những năm gần đây:

Trong thời gian qua ,TCT Giấy đã cố gắng tập trung phát huy tối đa năng lực SX hiện có của các đơn vị; đầu tư có trọng điểm, dứt điểm để huy động kịp thời năng lực SX; cân đối giữa đầu tư SX giấy với đầu tư SX bột giấy, đồng thời tạo lập các vùng nguyên liệu giấy lâu dài, có năng suất và chất lượng; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên cơ sở giảm các chi phí SX, tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế khu vực. Theo đó, đầu tư xây dựng các nhà máy SX giấy và bột giấy với tổng vốn đầu tư hơn 6.221 tỉ đồng. Trong đó, ưu tiên đầu

tư nâng cấp nhằm ổn định chất lượng các mặt hàng đang giữ thị phần tuyệt đối như giấy in, giấy viết, giấy in báo, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh với hàng NK. Bên cạnh đó, TCT tập trung đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy với tổng vốn đầu

tư hơn 2.599 tỉ đồng, với mục đích quy hoạch ổn định các vùng nguyên liệu ở trung tâm

Bắc bộ, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lâm Đồng và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Bởi lẽ đối với ngành SX giấy, cũng như công nghệ và thiết bị, vấn đề có tính sống cịn là ngun liệu. Để đảm bảo nguyên liệu cho SX ổn định, mỗi năm TCT cần 1,5 triệu tấn. Những năm qua, TCT đã và đang phối hợp cùng các tỉnh phía tây bắc liên kết phát triển vùng cây nguyên liệu giấy với tổng diện tích 160 nghìn ha.

2.1. Đầu tư cho công tác trồng rừng nguyên liệu giấy

Trồng rừng nguyên liệu giấy là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình tổ chức kinh doanh của toàn TCT. Thực tiễn SX đã chứng minh rằng chỉ nơi nào, Cty nào chủ động và ổn định được nguồn ngun liệu thì nơi đó, Cty đó việc kinh doanh sẽ có hiệu quả cao. Tuy nhiên việc trồng rừng và phát triển vùng nguyên liệu đang gặp phải những khó khăn về đất đai bởi sự quản lý chồng chéo của nhiều DA. Hiện tượng người dân xâm lấn, tranh chấp đất và chặt phá rừng ngày càng trở nên phức tạp. Bão lốc, sâu bệnh hại xảy ra ở nhiều nơi, nhiều đợt trong năm gây thiệt hại cho một số đơn vị, qua theo dõi và tổng hợp, năm 2007 thiệt hại gây ra cho các Cty lâm nghiệp trực thuộc TCT đã lên tới 2,3 tỷ đồng, từ các đơn vị hạch toán độc lập là 2,2 tỷ đồng. Mặc dù vậy để chủ động nguồn nguyên liệu, từ năm 2005 đến nay TCT đã chủ động trong việc trồng rừng. Năm 2005, TCT đã trồng được 6.295,5 ha rừng nguyên liệu giấy, chăm sóc rừng : 31.320,9 ha; Bảo vệ rừng : 44.066,4 ha.

Đến năm 2007, TCT đã trồng được 5.624 ha rừng đạt 101,4 % kế hoạch/ năm, các Cty Lâm

nghiệp phía Bắc thuộc Cty mẹ đã trồng được 4.449 ha bằng 113 % kế hoạch/năm. Chăm sóc rừng đạt 17.091 ha bằng 100,5 % kế hoạch/ năm. Chất lượng rừng trồng trên qui mô lớn được đánh giá tốt, năng suất rừng đạt từ 80- 1000 m3

/ha/ chu kỳ.

Hiện tại TCT Giấy Việt Nam là chủ đầu tư của dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.Như vậy, vùng nguyên liệu được định hình sẽ lên tới hàng trăm ngàn ha và riêng tỉnh Phú Thọ khoảng 60.000 ha trồng rừng tập trung cho cây nguyên liệu giấy. Khi đó, thị trường hàng hóa cho cây ngun liệu giấy sẽ sơi động và kích thích cho nghề trồng rừng trên địa bàn tỉnh Phú

Thọ và các tỉnh trong khu vực phát triển mạnh mẽ. Trong những năm tới, tốc độ trồng rừng sẽ được đẩy lên từ 4.500ha lên 8.000ha mỗi năm mới đáp ứng kịp cho kế hoạch trồng rừng cây nguyên liệu giấy.

Về vốn vay trồng rừng, tuy đã được Ngân hàng cho vay theo tiến độ đầu tư của dự

án, song tỷ lệ được vay thấp và thực tế các Công ty lâm nghiệp chỉ được vay khoảng 43%/ tổng nhu cầu vốn vay, do đó các đơn vị đã phải vay vốn thương mại hoặc huy động vốn ngắn hạn để thanh toán khối lượng thực hiện cho người lao động, đây là khó khăn nhất và hạn chế đến kết quả sản xuất kinh doanh của các Cơng ty Lâm nghiệp nói riêng và TCT Giấy nói chung.

Về cơng tác thiết kế trồng và chăm sóc rừng, khai thác nguyên liệu giấy: Cho đến

thời điểm hiện nay dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy của TCT đã thực hiện trồng mới được gần 24.000 ha rừng cây các loại như: Keo lai, keo hạt, cây bồ đề, bạch đàn, cây luồng. Đồng thời thực hiện chăm sóc khoảng 40.000 ha, bảo vệ khoảng 80.000 ha , thiết kế khai thác khoảng 800.000 m3 gỗ. Độ che phủ của rừng trên địa bàn đạt 45% và dự kiến đến năm 2010 độ che phủ đạt trên 50%, cao hơn độ che phủ chung của cả nước. Tuy nhiên về chất lượng thiết kế và tiến độ hoàn thành hồ sơ thiết kế gỗ chưa đạt được yêu cầu như mong muốn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)