Giải pháp cho hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ

II. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu và đầu

2.3. Giải pháp cho hoạt động đầu tư

Đầu tư vào ngành Giấy là rất khó khăn vì suất đầu tư quá lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, có nhiều khả năng rủi ro trong cạnh tranh, nguyên liệu đầu vào có chu kỳ sinh trưởng dài; mặt khác quá trình SX giấy có tác động trực tiếp đến môi trường là vấn đề rất nhạy cảm hiện nay. Do vậy những năm qua, hầu như các nhà đầu tư nước ngoài chưa dám đầu tư vào ngành Giấy ở Việt Nam. Nhiều dự án đầu tư sản xuất giấy trong nước cũng phải dừng hoặc hủy bỏ do thiếu vốn.

Trước tình hình các DA đầu tư của TCT hầu hết chưa triển khai được như hiện nay, giải pháp chung cho TCT là tập trung và huy động tối đa các nguồn vốn, nguồn lực để xây dựng và hoàn thiện các DA hiện nay.

- Đối với DA nhà máy giấy Thanh Hóa, qua rất nhiều cuộc họp giữa các bộ , ngành và các bên liên quan, đã thống nhất được việc điều chỉnh DA theo hướng thay đổi sản phẩm và hình thành nguồn vốn đầu tư mới.Theo đó, trên cơ sở phân tích hiệu quả dự án, TCT đã đề xuất với Chính phủ phương án khả thi nhất, trong đó chú trọng các vấn đề ưu đãi vốn và hạ tầng.

Tiếp theo, đối với phần máy móc thiết bị, đề xuất Thủ tướng cho phép đấu thầu quốc tế rộng rãi thay vì giao cho MIE đảm trách như trước đây. Thực ra, trong vấn đề chậm tiến độ DA, còn có một nguyên nhân quan trọng khác. Nhằm tạo "cú hích" cho ngành cơ khí trong nước, Quyết định 868 của Chính phủ đã yêu cầu dự án phải sử dụng tối thiểu 50%

thiết bị SX trong nước do tổng thầu MIE đảm nhiệm, chỉ được phép NK những thiết bị mà

Việt Nam chưa SX được. Nhưng do năng lực yếu kém, MIE không những thất bại mà còn có nguy cơ khó thu hồi hơn 4 tỷ đầu tư ban đầu.

Trước thực tế này, Thứ trưởng Bùi Xuân Khu cho rằng: nên giành một tỷ lệ thiết bị (khoảng 20% tổng thiết bị DA) trong khả năng cho MIE cung ứng. Để có thể SX được những gì, MIE cần liệt kê và trao đổi thống nhất với TCT Giấy trước khi báo cáo Chính phủ quyết định.

Được biết, nếu DA triển khai theo hướng này, nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo phương án của TCT Giấy đề xuất đã được chấp thuận. Đồng thời, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng đồng ý cho vay 10 triệu USD với điều kiện Vinapimex phải thu xếp đủ nguồn vốn.

Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, mới đây nhất, Hội đồng quản trị TCT đã có tờ trình Chính phủ và Bộ công thương về việc xin dự án thay đổi mục tiêu, thay đổi Tổng mức đầu tư và lựa chọn thiết bị công nghệ theo hướng thành lập Cty cổ phần trước khi đầu tư, trong đó tỷ lệ vốn Nhà nước dưới 30 %.

Giải pháp đưa ra trong thời gian tới :

- Vấn đề về vốn: TCT cần phải quy hoạch lại nguồn vốn và phân bổ vốn cho các DA chiến lược trước, vì TCT phải đi vay vốn để đầu tư nên cần vốn tự có là khá lớn để làm vốn đối ứng. Có thể tạo nguồn vốn tập trung bằng cách xúc tiến nhanh hơn nữa việc cổ phần hóa DN, thông qua kênh huy động vốn hiệu quả là thị trường chứng khoán để TCT có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Làm như vậy, một mặt có thể huy động vốn của mọi thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, thúc đẩy tiến độ dự án, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả hoạt động của TCT.

- Mặt khác hiện nay lạm phát tăng cao như vậy và do TCT mua thiết bị, nhà thầu cho DA lớn là của nước ngoài nên tổng mức đầu tư còn bị phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái . Tổng mức đầu tư thực tế tăng lên rất nhiều nên việc lo đủ vốn tự có càng khó khăn hơn . Chính vì thế mà TCT phải ưu tiên tập trung nguồn lực cho các DA chiến lược, chứ không đầu tư dàn trải như trước.

- Hơn nữa, Chính phủ Áo vừa cam kết cùng Việt Nam triển khai đầu tư xây dựng 2 nhà máy bột giấy ở miền trung Việt Nam, rồi các DA bột ở An Hoà, Tuyên Quang sắp xong,… thì áp lực cạnh tranh là rất lớn (thị trường, nguồn nguyên liệu), nên TCT phải điều

chỉnh lại cách tiếp cận thị trường , nghiên cứu lại các sản phẩm chủ lực để tập trung vào đầu tư cho có hiệu quả.

- Đối với DA mở rộng giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 để khắc phục tình trạng về vốn như DA nhà máy Giấy Thanh Hóa, TCT nên có hình thức kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để có thể tranh thủ được nguồn vốn và công nghệ của họ. Ví dụ như TCT có thể tiến hành liên doanh với các nhà đầu tư Ấn Độ hoặc Thái Lan – những nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển ngành Giấy tại Việt Nam.

Ngoài ra TCT cũng nên tìm kiếm và nghiên cứu các DN trong nước để có thể tăng vốn tự có, đồng thời có chiến lược liên doanh, liên kết hiệu quả trong hoạt động đầu tư.

- Trong công tác thẩm định, đánh giá dự án: Phải tích cực tìm hiểu, lựa chọ những đối tác tin cậy , những tổ chức đầu tư nước ngoài có uy tín để xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả. Tránh tình trạng không có sự hợp tác tốt với chủ thầu như trước đây.

- Trong quá trình triển khai DA, phải quan tâm sát sao đến nguồn lực con người.

Nên trọng dụng những cán bộ có năng lực, trách nhiệm, nên giao trọng trách và nên tiếp thu ý kiến đóng góp hợp lý trong mọi trường hợp, không nên quản lý theo hình thức là cấp dưới làm việc theo ý muốn của cấp trên, mà nên theo tinh thần hợp tác, hoàn thành nhiệm vụ chung… tất cả mọi người cùng chia sẻ nhiệm vụ chung, sẵn sàng nhìn nhận các lỗi, rủi ro để điều chỉnh kịp thời…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)