CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
I. Thách thức và cơ hội cho Tổng công ty Giấy khi Việt Nam đã gia nhập
1.1. Nhu cầu về giấy tăng cao:
Theo dự báo năm 2010 tiêu dùng giấy ở Việt Nam lên đến 2,9 triệu tấn giấy và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần với tốc độ tăng trưởng là 21%. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) là 32 kg và 60 kg. ( Xem Phụ Lục số 2, số 3)
Thế nhưng năng lực SX của các DN trong ngành mới đáp ứng khoảng 59,6 % nhu cầu..
Như vậy là nhu cầu tiêu dùng giấy của toàn xã hội vẫn luôn ở mức cao, vì thế đây là điều kiện rất tốt để TCT đầu tư phát triển SX cả về số lượng lẫn chủng loại sản phẩm . 1.2.Mở rộng thị trường tiềm năng ở nước ngoài
Năm 2008, TCT Giấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển.
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng ở mức 4,1%, trong đó khu vực Châu Á vẫn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Vấn đề hiện nay chính là chúng ta đã bắt đầu hội nhập, thuế NK giấy từ các nước trong khu vực đã giảm. Một số cơ sở đã và đang lắp đặt các dây chuyền mới, môt số khác đang trong quá trình đầu tư. Có thể nói một mặt các đơn vị thành viên trong TCT sẽ phải nỗ lực vượt qua sự cạnh tranh với giấy NK từ các nước Indonesia và Thái Lan. Mặt khác, những đơn vị thành viên trong TCT SX giấy kraft, Tissue có cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN. Thị trường mà các sản phẩm giấy của TCT có thể được tiêu thụ là thị trường phía Tây Trung Quốc ( Vân Nam), đối với giấy Tissue có thị trường Newzealand gần giống với thị trường Australia. Bên cạnh đó, cũng có thể đẩy mạnh tiêu thụ giấy các loại ở thị trường Campuchia và Lào.
1.3. Cơ hội đầu tƣ
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là cánh cửa mở rộng thị trường nước ta với khu vực và trên thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, có hiệu quả. Đây thực sự là cơ hội rất tốt
để TCT Giấy Việt Nam có những DA đầu tư có hiệu quả. Mặt khác đây cũng là cơ hội để TCT huy động và sử dụng vốn có hiệu quả khi mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta kèm theo đó là cả sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nếu TCT nắm bắt được những cơ hội này thỡ rừ ràng sẽ khắc phục được hạn chế về đổi mới công nghệ, đồng thời sẽ đủ khả năng vươn lên cạnh tranh với các đồi thủ trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay Cty Giấy Ballarpur (Ấn Độ) và hai Cty giấy Thai Martin Trading và Phượng Hoàng (Thái Lan) đang có chủ trương đầu tư vào ngành Giấy của Việt Nam.
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam cho biết, mới đây lãnh đạo của ba Cty này đã đến thăm và làm việc với với Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Hiệp hội Giấy Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam và UBND tỉnh Tuyên Quang để tìm hiểu khả năng đầu tư SX bột giấy tại các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Các nhà đầu tư Ấn Độ và Thái Lan bày tỏ mong muốn liên doanh với TCT Giấy triển khai dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 để nâng công suất nhà máy từ 250.000 tấn/năm lên 450.000 tấn/năm và sẽ cùng với TCT đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ở các tỉnh phía Bắc để cung cấp nguyên liệu cho DA. Đây thực sự là những cơ hội đầu tư rất tốt cho TCT.
1.4. Mở rộng nguồn lực
Thông qua hội nhập, chúng ta có cơ hội mở rộng giao lưu nguồn lực của nước ta với các nước khác. TCT có thể XK lao động đồng thời NK lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minh sang chế mà nước ta chưa có. Ngoài ra, TCT sẽ khắc phục được phần nào tình trạng khó khăn do thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất do có thể NK với giá rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp hơn.
2.Những thách thức mới
2.1.Chính sách thuế theo lộ trình gia nhập WTO
Trong nhiều năm qua , mặt hàng giấy trong nước vẫn được Chính phủ và Nhà nước bảo hộ mạnh bằng các biện pháp như thuế NK giấy in báo là 60 %, giấy viết là 50%. Tuy nhiên khi bước vào lộ trình cắt giảm thuế quan theo như cam kết gia nhập WTO thì các chính sách bảo hộ bằng thuế quan sẽ không còn được duy trì nữa.
Thuế NK giấy hiện nay đã giảm từ 22,3% xuống còn 15,1 %; Mặt khác, trong bối cảnh thuế NK giấy từ các nước Asean vào Việt Nam đã giảm đến một nửa, xuống còn 20%
đối với giấy in, giấy viết và 15% cho loại giấy làm bao bì.
Ngành giấy Việt Nam vốn đã yếu nay lại bị cắt các khoản hỗ trợ về tín dụng đầu tư, cộng thêm việc Chính phủ phải giảm dần chính sách bảo hộ bằng thuế quan theo cam kết khi gia nhập WTO, nên khả năng tồn tại và phát triển của nhiều DN trở nên mong manh.
TCT Giấy Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điều này buộc TCT phải có những biện pháp để có thể cắt giảm chi phí xuống thấp nhất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bởi khi đó các sản phẩm giấy nhập ngoại nhập về ngày càng nhiều với chất lượng và giá cả cạnh tranh, TCT nói riêng cũng như các DN trong ngành Giấy nói chung sẽ thua ngay trên sân nhà.
2.2.Thuế giá trị gia tăng
Hiện nay làn sóng tăng giá bột (tăng thêm từ 10-50 USD/tấn), tăng giá giấy trên phạm vi toàn thế giới trong hai tháng đầu năm 2008 (từ 2-8%), thậm chí có nơi (Thổ Nhĩ Kỳ) giá giấy tăng hàng ngày. Tuy giá giấy ở Việt Nam tương đối bình ổn trong hai tháng đầu năm 2008, nhưng tới đây giá giấy ở Việt Nam cũng sẽ tăng vì thị trường Việt Nam thường phản ứng chậm hơn thị trường các nước. Giá giấy tăng do giá bột NK tăng cao, giá giấy loại cũng tăng (hiện giá giấy hòm hộp các tông cũ – OCC – tại cảng Việt Nam đã lên tới 293 USD/tấn), giá xăng dầu tăng, giá than tăng, rất khó vay tiền của ngân hàng để SX, nếu vay được thì lãi suất rất cao (>1,3%/tháng)..., tiêu chuẩn mới ban hành (12/2007) về các chỉ số chất ô nhiễm trong nước thải ngành Giấy ngặt nghèo hơn trước (và khác các nước khác). Các nhà dự báo (nước ngoài và trong nước) đều cho rằng giá bột và giấy loại sẽ còn tiếp tục tăng, cũng như giá nhiên liệu, vật tư khác cũng còn tăng. Mặt khác, hiện nay mức thuế suất giá trị gia tăng đối với các sản phẩm giấy là 10%. Mức thuế này đối với các DN giấy nói chung và TCT Giấy nói riêng là quá cao vì công nghiệp Giấy nói chung hiện nay mới chỉ phát triển mạnh về SX giấy, còn SX bột giấy thì vẫn bị phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu NK. Ngay cả DN lớn như TCT Giấy cũng không nằm ngoài tình trạng này. Chính vì vậy mà dẫn tới cuối năm 2007, các sản phẩm giấy in , giấy viết Bãi Bằng đều phải điều chỉnh tăng giá bán từ 1-1,5 triệu đồng/tấn so với giá bán đầu năm .Với mức thuế giá trị gia
tăng như vậy thì sẽ dẫn tới giá thành sản phẩm của TCT Giấy cũng như của các DN trong ngành sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại trên thị trường.
2.3. Thiếu vốn
Hạn chế về vốn cũng làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Giấy nói riêng , đồng thời cũng làm giảm thiểu khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường của DN trong nước. Cả ngành Giấy và từng DN, trong đó có cả TCT Giấy đến nay chưa có chiến lược huy động vốn, chủ yếu vẫn qua những kênh xoanh quanh vốn nhà nước, ngân hàng và các quỹ. Nguồn vốn quan trọng là huy động qua thị trường chứng khoán lại chưa được khai thác nhiều Kinh nghiệm của Cty cổ phần giấy Hải Phòng (Hapaco) cho thấy điều này không phải là khó. Từ một DN nhỏ, SX giấy vàng mã cấp thấp, sau 5 năm tham gia thị trường chứng khoán đến nay Hapaco đã đủ vốn mua lại nhiều nhà máy, công ty SX giấy, đầu tư mới nhà máy bột, nhà máy giấy công suất lớn, dự định xây dựng cả nhà máy lọc dầu. Nếu xét về tiềm lực, TCT Giấy có thừa khả năng tham gia thị trường chứng khoán, nhưng đến giờ này công tác cổ phần hóa vẫn chưa được triển khai.
2.4. Hệ thống luật quốc tế
Thách thức tiếp theo là tính chất phức tạp của hệ thống luật quốc tế với những đòi hỏi khắt khe với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam, một nước chậm phát triển đang trong quá trình chuyển đổi, khi tham gia vào thị trường thế giới bắt buộc phải tuân thủ theo các nguyên tắc trên để tự bảo vệ mình. Trên thực tế , chúng ta còn thiếu kiến thức và thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế ( chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý chứng nhận chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường..) cũng như về cách thức tiếp cận thị trường và các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh từ các nước NK nên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của DN trong các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Giấy nói riêng.
2.5.Sự gia nhập của các đối thủ tiềm năng
Hiện tại , tác động của giấy NK từ các nước ASEAN tới thị trường Việt Nam chưa lớn, chỉ khoảng 10% tổng lượng giấy NK. Tuy nhiên khi đã dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ theo lộ trình gia nhập WTO, thì việc các sản phẩm giấy nhập ngoại ồ ạt vào thị trường Việt Nam sẽ không còn là chuyện xa xôi nữa.Việc cắt giảm thuế quan cộng với vị trí địa lý
thuận lợi cùng với tốc độ tăng trưởng 15-20% về nhu cầu giấy khiến cho rất nhiều các DN đến từ các nền kinh tế khác đang đến đầu tư vào ngành công nghiệp Giấy Việt Nam. Các tập đoàn lớn như tập đoàn SX giấy SCG Thái Lan đã đầu tư một dây chuyền SX tại tỉnh Bình Dương với 220.000 tấn giấy mỗi năm; rồi dự án của LEE & Man công suất 350.000 tấn giấy và 150.000 tấn bột, dự án của Vina Kraft 220.000 tấn giấy/năm và dự án của Sojitz, Nhật đang nghiên cứu khả thi có công suất 600.000 tấn bột giấy ở Tây Nguyên. Khi sản phẩm của các DN này ra đời, chắc chắn sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của TCT Giấy Việt Nam. Ngoài ra rất nhiều DA có qui mô lớn của các tập đoàn khác của FAPPI ( liên đoàn công nghiệp giấy và bột giấy ASEAN) đã và đang xúc tiến tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia . Việt Nam với một thị trường hơn 80 triệu dân đang tỏ ra hấp dẫn các tập đoàn công nghiệp Giấy và có thể nói các nước có công nghiệp Giấy lớn mạnh trên đã chuẩn bị rất kỹ để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đây quả thực là một thách thức rất lớn đối với TCT Giấy trong thời gian tới.
Như vậy có thể nói, hội nhập bắt buộc phải tập trung vào những mặt hàng được ưu đãi lớn, ngừng SX những mặt hàng không đủ sức cạnh tranh. Những sức ép to lớn trên đòi hỏi ngành công nghiệp Giấy nước ta nói chung và TCT Giấy Việt Nam phải có những biện pháp thích hợp để có thể đuổi kịp và vượt các nước khác về mẫu mã , chất lượng , giá cả sản phẩm, nếu không sẽ bị phá sản và trao thị trường Việt Nam cho các đối thủ trong khu vực và trên thế giới.
II.Định hướng phát triển và sự cần thiết phải nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu và