Một số nhận xét chung

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT

II. Những nét chính về Tổng công ty Giấy Việt Nam

2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam

3.2. Một số nhận xét chung

3.2.1.Những thế mạnh của Tổng công ty - Thế mạnh về thương hiệu:

Đã từ lâu khách hàng trong nước và nhiều nước trên thế giới đã quen biết với thương hiệu giấy Bãi Bằng của một nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á; đã từng biết một DN luôn có sản phẩm được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, được tặng giải thưởng

“Quả cầu Vàng” và giải “Sao vàng đất Việt” là Cty Giấy Bãi Bằng ( TCT Giấy Việt Nam ngày nay ). Sản phẩm của Cty luôn luôn được áp dụng thành công theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Nhờ vậy đã tạo uy tín cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cho tới nay, Giấy Bãi Bằng luôn luôn là đơn vị dẫn đầu ngành Giấy về sản lượng cũng như chất lượng. Thương hiệu Giấy Bãi Bằng đã trở thành thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Cty Giấy Bãi Bằng đã trở thành đơn vị quốc doanh tiêu biểu cho tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo, hội nhập và phát triển.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển cho thời kỳ làm ăn thực sự cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập,năm 2005 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức chuyển TCT Giấy Việt Nam (VINAPACO) sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên

cơ sở tổ chức lại Văn phòng TCT Giấy Việt Nam và Cty Giấy Bãi Bằng. Từ đó Cty Giấy Bãi Bằng đã nâng tầm hoạt động và mang tên TCT Giấy Việt Nam. Thương hiệu sản phẩm của TCT giấy Việt Nam vẫn mang thương hiệu sản phẩm “Giấy Bãi Bằng”. Như vậy, Cty Giấy Bãi Bằng không những không mất đi mà còn nâng lên tầm cao mới - mang tên TCT Giấy Việt Nam. Thương hiệu " Giấy Bãi Bằng " tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

- Chất lượng sản phẩm:

TCT đang tập trung vận hành cỗ máy theo tư duy mới, năng động, sáng tạo, tìm ra cách đi riêng cho mình, biến cái không thể thành cái có thể. Trước hết bắt đầu từ việc khai thác thật tốt những cái đã có, nâng cao khâu quản lý, quản trị, nhanh chóng áp dụng khoa học quản lý thay cho kinh nghiệm quản lý gia đình, xây dựng đội ngũ và nhanh chóng đào tạo lại đội ngũ, chi phí hợp lý để tạo ra cho đồng vốn có hiệu quả nhất, sinh lời nhiều nhất.

Khi đã sinh lời thì phải có tích lũy và phải liên kết góp vốn, hiệp lực lại để đầu tư lớn phù hợp với yêu cầu đặt ra. Trong hội nhập, chất lượng sản phẩm luôn luôn được đặt lên tiêu chí hàng đầu. Vì vậy, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001: 2000 là bắt buộc và phải tiến tới hệ thống quản lý chất lượng mới ISO 14000. Trên đây chính là các yếu tố để tạo ra một thương hiệu mạnh cho TCT trong thời kỳ làm ăn mới. Với nhận thức sâu hơn về thị trường, các đơn vị còn phải liên kết, hợp tác với nhau thông qua nhiều hình thức khác, như: Nhượng thương hiệu, thuê bộ máy điều hành, thuê bảo trì hệ thống thiết bị, gia công sản phẩm cho nhãn hiệu nổi tiếng, thuê thiết bị để sản xuất.

- Tích cực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh:

Chính phủ đã đánh giá cao những cố gắng của TCT Giấy Việt Nam trong những năm qua, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh SX kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy trong nước, nhất là giấy in báo, giấy in, viết thông thường, từng bước thực hiện vai trò nòng cốt trong việc phát triển ngành Giấy Việt Nam. TCT đã tích cực đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm tăng năng lực SX giấy, bước đầu thực hiện được việc gắn kết quả đầu tư xây dựng nhà máy SX bột giấy với phát triển vùng nguyên liệu theo từng dự án, đảm bảo cho nhà máy họat động ổn định có hiệu quả lâu dài. Đồng thời, TCT cũng đã tích cực sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các DN thành viên, góp phần nâng cao hiệu quả SX kinh doanh.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Sau giai đoạn đầu tư mở rộng lần I (2002) đã đưa lại hiệu quả kinh tế, sản lượng giấy hàng năm tăng gấp đôi so với các năm trước. Nhưng đây cũng là thời kỳ đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi sản phẩm giấy phải có tính cạnh tranh cao. Vậy, để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải tìm các biện pháp nâng cao chất lượng , đi đôi với hạ giá thành sản phẩm. Để làm được hai việc quyết định tới chất lượng và giá thành sản phẩm thì phải hợp lý hóa SX, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông qua SX kinh doanh, đẩy mạnh phong trào phát huy sang kiến cải tiến kỹ thuật. Đây cũng là một thế mạnh của TCT Giấy Việt Nam trong những năm qua.

3.2.2.Những điểm yếu còn tồn tại - Về tài chính:

Một trong những khó khăn nhất hiện nay của các DN trong ngành giấy nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng là vấn đề tài chính. Các DN sản xuất giấy cũng như TCT Giấy hầu hết đều thiếu vốn đầu tư, chưa có tài chính tích lũy, vốn vay hạn chế. Chính vì vấn đề này mà các dự án đầu tư của TCT Giấy đều được triển khai rất chậm chạp hoặc vẫn chưa triển khai được. Ví dụ, chỉ riêng dự án đầu tư mở rộng Giấy Bãi Bằng giai đoạn 1, số vốn đầu tư đã lên tới 1.017 tỷ đồng. Do thiếu vốn nên phần lớn các dự án đang được triển khai là từ nguồn vốn vay của các tổ chức trong và ngoài nước. Còn dự án mở rộng giai đoạn 2 cũng phải đi vay vốn của các ngân hàng nước ngoài, ví dụ như đã vay Ngân hàng Bắc Âu 40 triệu USD. Một ví dụ điển hình nữa là dự án nhà máy Giấy Thanh Hóa do TCT làm chủ đầu tư đã 4 năm rồi mà vẫn nằm trên giấy do số tiền đầu tư quá lớn, mà tính khả thi của dự án thấp nên các ngân hàng từ chối cho vay vốn.

Ngoài ra các dự án trồng rừng không chỉ đòi hỏi thời gian lâu dài mà còn cần số vốn lớn. Ví dụ như vốn vay cho trồng rừng, tuy đã được ngân hàng cho vay theo tiến độ đầu tư của dự án, song tỷ lệ được vay thấp và thực tế các công ty lâm nghiệp của TCT chỉ vay được khoảng 43 %/c tổng nhu cầu vốn vay. Đây chính là khó khăn nhất và hạn chế kết quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp cũng như TCT Giấy Việt Nam.

- Về nguyên liệu:

Hiện nay mặc dù công tác thiết kế trồng, chăm sóc, khai thác nguyên liệu giấy đã được Công ty Khảo sát và Thiết kế Lâm nghiệp đã thực hiện thiết kế trồng rừng và chăm

sóc được khoảng 40.000 ha, bảo vệ khoảng 80.000 ha , thiết kế khai thác khoảng 800.000 m3 gỗ. Độ che phủ của rừng trên địa bàn đạt 45% và dự kiến đến năm 2010 độ che phủ đạt trên 50%, cao hơn độ che phủ chung của cả nước. Tuy nhiên về chất lượng thiết kế và tiến độ hoàn thành hồ sơ thiết kế chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Có thể nói năng lực trổng rừng của TCT mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu hiện tại nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng trong tương lai. Và hiện nay, việc trồng rừng và phát triển vùng nguyên liệu đang gặp phải những khó khăn về đất đai bởi sự quản lý chồng chéo của nhiều dự án. Hiện tượng người dân xâm lấn, tranh chấp đất và chặt phá rừng ngày càng trở nên phức tạp.

-Về công nghệ:

Nếu so với các cơ sở sản xuất trong nước thì hệ thống trang thiết bị máy móc của TCT Giấy Việt Nam là tương đối hiện đại. Thế nhưng trên thực tế, thế hệ máy móc của các nhà máy hiện đại nhất ở TCT cũng đã lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, trong khi công nghiệp Giấy ở một số nước như Thái Lan, Indonesia đã đạt đến mức hiện đại và chuyên môn hóa cao. Ví dụ , chỉ riêng công suất một nhà máy thuộc tập đoàn Advanced Agro Public (Thỏi Lan) đó cú cụng suất 400.000 tấn/ năm, bằng hơn ẵ lượng giấy SX năm 2004 của toàn công nghiệp Giấy Việt Nam.

Mặt khác, tuy đã có kiểm tra giám sát tốt việc thực hiện qui định về định mức kinh tế kỹ thuật, tuy nhiên do còn có khó khăn về thiết bị và công nghệ ở tuyến SX bột và SX hơi nên vẫn phải mua bổ sung bột ngoại và điện lưới để SX, do đó tuy định mức có giảm nhưng giá thành sản phẩm vẫn cao.

- Về lao động:

Lực lượng lao động của TCT cũng khá cồng kềnh, nhưng số lượng lao động có tay nghề cao và có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại không nhiều. Đến năm 2007, tổng số lao động toàn TCT có 8.303 người. Như vậy nếu xét về năng suất và điều kiện lao động thì trong công nghiệp giấy Việt Nam nói chung và TCT Giấy nói riêng, tiền trả cho công nhân thấp nhưng chi phí tiền lương trên mỗi tấn sản phẩm thì rất cao. Ở Indonesia, nước SX giấy lớn nhất Đông Nam Á, một nhà máy SX đến 500.000 tấn bột giấy chỉ có hơn 300 công nhân. Còn tại TCT Giấy mỗi năm chỉ SX 61.000 tấn bột và 100.000 tấn giấy nhưng lại có đến 8.030 công nhân.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)