a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
2.2.2 Tình hình thực hiện các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của
án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam
2.2.2.1 Số lượng dự án ĐTTT ra nước ngoài được vay vốn tại NHPT Việt Nam
Biểu 2.1. Số lượng dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam giai đoạn 2006-2011
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo cho vay của Sở giao dịch I-NHPT Việt Nam)
Đầu năm 2009, Quyết định 236/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã được ban hành tuy nhiên số lượng dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam không có sự gia tăng đáng kể, trong năm này cho đến năm 2011 chỉ có thêm 06 dự án vay vốn tại NHPT Việt Nam.
Trong giai đoạn 2006-2011, NHPT Việt Nam đã cho vay 2000 dự án và đến nay còn 128 dự án đang trong quá trình giải ngân. So với quy mô hoạt động của Ngân hàng và với số lượng dự án đầu tư mà NHPT Việt Nam cho vay thì số lượng dự án ĐTTT ra nước ngoài đang được NHPT Việt Nam cho vay là con số quá nhỏ.
2.2.2.2 Giá trị cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài qua các năm
Nhìn chung, các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011 thường có quy mô vốn khá lớn, phù hợp đặc điểm hoạt động của NHPT là cho vay các dự án có quy mô vốn lớn. Một số dự án có quy mô vốn vay hơn 1.000 tỷ đồng, tập trung vào hai địa bàn là Lào và Campuchia, trong đó chủ yếu là tại Lào, chiếm 78% tổng số các dự án vay vốn.
Biểu 2.2. Giá trị cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011.
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo cho vay của Sở giao dịch I-NHPT Việt Nam)
Qua biểu trên cho thấy giá trị cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam ngày càng tăng lên tuy nhiên số vốn giải ngân chưa tăng tương ứng do các dự án có quy mô vốn lớn tập trung vào các năm 2010, 2011 và mới thực hiện giải ngân, chưa chuyển sang thời kỳ trả nợ.
2.2.2.3 Số tiền nợ gốc, lãi thu được từ các dự án ĐTTT ra nước ngoài
Cho đến nay các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam nhìn chung thực hiện việc trả nợ đúng hợp đồng, chỉ có một dự án phải thực hiện gia hạn nợ.
Biểu 2.3. Kết quả thu nợ các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả 05 năm hoạt động của NHPT Việt Nam) 2.2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và khoản vay phải xử lý rủi ro
Nợ tại NHPT Việt Nam được chia làm 05 nhóm trên cừ sở vận dụng hướng dẫn tại Quyết định 493/2005/QÐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và Quyết định số 18/2007/QÐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ban hành theo Quyết ðịnh số 493/2005/QÐ-NHNN. Cho đến nay, trong số các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam, chỉ có một dự án được xếp vào nợ nhóm 2- nhóm nợ cần chú ý, còn lại là nợ nhóm 1- nhóm đủ tiêu chuẩn. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam gần như không có. Nguyên nhân có thể kể đến là NHPT Việt Nam chưa tính đến các yếu tố định tính khi phân loại nợ. Tuy nhiên việc xác định các yếu tố định tính khi phân loại nợ là không dễ thực hiện, các ngân hàng thương mại ở nước ta cũng chưa thực hiện được điều này.
Cho đến nay, chỉ có một dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam phải áp dụng biện pháp gia hạn nợ là dự án Thủy điện Xekaman 3.
Điều đáng lưu ý là mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT Việt Nam tuy nhiên trường hợp có rủi ro đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài thì vẫn được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro chung của NHPT Việt Nam. Số trích lập dự phòng rủi ro và số dư quỹ dự phòng rủi ro của NHPT Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2011 được duy trì ngày càng tăng, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Số trích và sử dụng dự phòng rủi ro tại NHPTVN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số vốn trích lập DPRR 101 287 333 422 468 1.746
Số dư Quỹ DPRR 473 667 934 633 1.102 2.849
(Nguồn: Báo cáo kết quả 05 năm hoạt động của NHPT Việt Nam)
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011 CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011
2.3.1 Những ưu điểm trong cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt NamNHPT Việt NamNHPT Việt Nam NHPT Việt Nam
2.3.1.1 Số lượng dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam có xu hướng tăng lên xu hướng tăng lên xu hướng tăng lên xu hướng tăng lên
Trong giai đoạn năm 2006 – 2011, số lượng dự án ĐTTT ra nước ngoài được vay vốn tại NHPT Việt Nam mặc dù không nhiều nhưng có xu hướng tăng lên với tốc độ ngày càng nhanh. Điều này cho thấy NHPT Việt Nam đang dần thực hiện tốt hơn công tác này và ngày càng có vai trò trong việc cung ứng vốn cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài, thực hiện chính sách đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ. Đồng thời đây cũng là kết quả khả quan có tác động thu hút các nhà đầu tư quan tâm hơn đến nguồn vốn từ NHPT Việt Nam.
2.3.1.2NHPT Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu về vốn tín dụng cho ĐTTT ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
Trong giai đoạn 2006 – 2011, NHPT Việt Nam luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài thuộc đối tượng, đủ điều kiện vay vốn tại NHPT Việt Nam. Đối với mỗi dự án, hàng năm NHPT Việt Nam và khách hàng vay vốn đều có thỏa thuận về kế hoạch giải ngân, trường hợp NHPT Việt Nam
không đủ vốn cung cấp cho việc thực hiện dự án thì sẽ phải chịu khoản phí phạt giải ngân. Cho đến nay tất cả các dự án này đều được NHPT Việt Nam bố trí đủ vốn theo kế hoạch giải ngân hàng năm. Lượng vốn được NHPT Việt Nam giải ngân cho các dự án này ngày càng tăng lên. Điều này vừa khẳng định uy tín của Ngân hàng trong khả năng cung ứng vốn và thực hiện cam kết với khách hàng.
Các dự án ĐTTT ra nước ngoài mà NHPT Việt Nam cho cho vay đều là các dự án lớn, có ý nghĩa góp phần huy động nguồn nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp trong nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở đường cho đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại một số nước. Với quy mô vốn lớn và thời hạn thực hiện dài như các dự án thủy điện Xekaman1, Xekaman3, rất ít ngân hàng thương mại trong nước có thể cho vay với các điều kiện tín dụng ưu đãi như của NHPT Việt Nam.
2.3.1.3 Cơ cấu theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư của các dự án ĐTTT ra nước ngoài có xu hướng phù hợp với định hướng phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam là các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp để khai thác nguyên liệu và năng lượng, phù hợp với định hướng phát triển ĐTTT ra nước ngoài của nước ta. Lĩnh vực đầu tư này cũng phù hợp với tính chất, mục tiêu hoạt động của NHPT Việt Nam, là lĩnh vực, địa bàn đầu tư thực sự cần thiết, có tác động tích cực cho phát triển kinh tế trong nước và củng cố quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
2.3.1.4 Hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc Nam đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc Nam đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của nước ta
a. Hiệu quả kinh tế
Đa số các dự án ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam tại Lào, Campuchia đều có thỏa thuận phân chia sản phẩm và xuất khẩu về Việt Nam. Các dự án cao su, điện lực… đều có phương án tiêu thụ sản phẩm bán cho các tập đoàn kinh tế Việt Nam để phục vụ tiêu thụ trong nước hoặc sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến thủy điện Xekaman 3 khi đưa vào khai thác sẽ cung cấp 1 tỷ KW điện/năm,
trong đó 90% được nhập khẩu về Việt Nam; dự án thủy điện Xekaman 1 khi đưa vào khai thác sẽ cung cấp 1,219 triệu KW diện/năm, trong đó 80% được nhập khẩu về Việt Nam.
Ngoài ra, các dự án đầu tư trồng cây công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đều lấy nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Việt Nam. Các dự án trồng cây cao su tại Lào, Campuchia mà NHPT Việt Nam cho vay thực hiện nhập khẩu công nghệ và cây giống từ Việt Nam, sản phẩm mủ cao su được nhập khẩu về Việt Nam; các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở cũng sử dụng nguồn nguyên – vật liệu chủ yếu là nhập khẩu từ Việt Nam.
b. Hiệu quả an ninh quốc phòng và xã hội
Các dự án ĐTTT ra nước ngoài được NHPT Việt Nam cho vay thực hiện đã góp phần ổn định trật tự xã hội các tỉnh biên giới. Đó là các dự án được thực hiện tại vùng biên giới Việt Nam với Lào, Campuchia. Các dự án được thực hiện không những giải quyết lao động, thu nhập cho người dân mà còn tổ chức đào tạo nghề cho lao động địa phương. Các dự án thủy điện đã tổ chức đào tạo nghề sửa chữa máy, các nghề liên quan đến xây dựng công trình, các dự án trồng cây cao su đã phổ biến kiến thức lâm nghiệp, đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc cây… Nhờ việc các dự án được đầu tư thực hiện, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân địa phương nên tình hình trật tự xã hội cũng được ổn định hơn.
Các dự án này đã tạo việc làm cho lao động, chủ yếu là lao động các tỉnh biên giới. Lao động quản lý, công nhân kỹ thuật người Việt Nam của các dự án vay vốn NHPT Việt Nam thực hiện tại Lào hiện nay chiếm gần 10% số lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam tại Lào. Trong đó chưa kể đến các dự án trồng cao su tại Campuchia mà NHPT Việt Nam cho vay vốn thực hiện, một lượng đáng kể công nhân thực hiện dự án này là người Việt Nam.
Các dự án trồng rừng, cây cao su được thực hiện tại Lào, Campuchia bằng nguồn vốn vay NHPT Việt Nam không những tạo nguồn thu về kinh tế mà còn có tác dụng trong việc bảo vệ môi trường.
cực vào sự phát triển của NHPT Việt Nam, làm tăng uy tín của NHPT Việt Nam
Triển khai hoạt động cho vay các dự án DDTTT ra nước ngoài, NHPT Việt Nam có điều kiện mở rộng sản phẩm tín dụng của mình. Tham gia vào quá trình cho vay, thu nợ các dự án này, các đơn vị tại NHPT Việt Nam có dịp mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ tín dụng.
Thực hiện cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài là một nghiệp vụ khó không chỉ đối với NHPT Việt Nam mà đối với các ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam thì đây cũng là một lĩnh vực các ngân hàng này còn dè dặt. Trong quá trình triển khai cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài, NHPT Việt Nam có điều kiện mở rộng loại hình tín dụng cung cấp cho thị trường, khẳng định uy tín của mình trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội được Chính phủ giao cho. Kết quả thực hiện hoạt động này của NHPT Việt Nam đã tạo uy tín, niềm tin đối với Chính phủ trong việc giao cho NHPT Việt Nam tài trợ vốn các dự án lớn, có vai trò quan trọng.
2.4.1.6 Chất lượng tín dụng thể hiện qua việc xử lý rủi ro của các dự án ĐTTT ra nước ngoài đã đạt yêu cầu của công tác quản lý ra nước ngoài đã đạt yêu cầu của công tác quản lý ra nước ngoài đã đạt yêu cầu của công tác quản lý
Mặc dù số lượng dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam còn ít ỏi nhưng lại là các dự án có quy mô lớn, do vậy khối lượng giải ngân, số lần giải ngân cũng rất nhiều. Việc giám sát, quản lý khoản vay lại đòi hỏi nhiều yếu tố đặc thù, phức tạp nhưng kết quả thực hiện cho thấy chưa phát hiện sai phạm đáng kể. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011 đều đạt mức đạt yêu cầu.
2.3.2 Những tồn tại trong cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt NamNHPT Việt NamNHPT Việt Nam NHPT Việt Nam
2.3.2.1 Hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam chưa có tác động mạnh trong việc thúc đẩy thực hiện chính sách ĐTTT ra Nam chưa có tác động mạnh trong việc thúc đẩy thực hiện chính sách ĐTTT ra Nam chưa có tác động mạnh trong việc thúc đẩy thực hiện chính sách ĐTTT ra nước ngoài của Chính phủ, chưa góp phần đáng kể trong kết quả hoạt động của NHPT Việt Nam
đó riêng địa bàn Lào là 195 dự án, Campuchia là 88 dự án. Địa bàn đầu tư của các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn NHPT Việt Nam còn hạn hẹp: hiện nay các nhà đầu tư Việt Nam đã có dự án ĐTTT ra nước ngoài tại 55 quốc gia/vùng lãnh thổ tuy nhiên các dự án vay vốn NHPT Việt Nam chỉ có tại hai quốc gia là Lào và Campuchia. Như vậy có thể nói số lượng dự án ĐTTT ra nước ngoài mà NHPT Việt Nam đã cho vay là quá nhỏ so với số lượng dự án ĐTTT của Việt Nam ra nước ngoài. So với số lượng dự án và tổng vốn cho vay đầu tư phát triển tại NHPT Việt Nam hiện nay thì số lượng dự án và số vốn cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài cũng là rất thấp.
2.3.2.2 Quy trình cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài chưa hợp lý, chưa chặt chẽ chặt chẽ chặt chẽ
Việc tập trung đầu mối thực hiện việc cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài về Sở giao dịch I như hiện nay của NHPT Việt Nam không thuận lợi cho khác hàng vay vốn trong giao dịch cũng như cho NHPT Việt Nam trong việc quản lý dự án. Khách hàng vay vốn có thể ở các địa phương khác nhau trên cả nước, NHPT Việt Nam tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thực hiện cho vay về Sở giao dịch I tại Hà Nội vừa gây tốn kém thời gian, chi phí cho hoạt động giao dịch vừa không thuận lợi cho công tác thu thập, nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn.
Việc phân cấp quyết định chưa dứt khoát, chưa rõ ràng dẫn đến những thủ tục thừa như cảnh báo trước khi cho vay, chưa phân định rõ ràng phạm vi của thẩm định lần đầu (tại Sở giao dịch I) và thẩm định lại tại Hội sở chính, chưa rõ ràng sự khác biệt giữa thẩm định lại tại Hội sở chính và thẩm định trước khi cảnh báo. Việc thẩm định sơ bộ chưa được thực hiện để sớm từ chối đối với các hồ sơ không đúng