Định hướng của Nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài

Một phần của tài liệu đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhpt việt nam (Trang 73 - 75)

a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

3.2.1Định hướng của Nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài

CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.2.1 Định hướng của Nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoàidự án ĐTTT ra nước ngoài dự án ĐTTT ra nước ngoài

Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTT sang một số địa bàn trọng điểm, dự án đầu tư vào ngành/lĩnh vực và địa bàn trọng điểm.

- Địa bàn trọng điểm: tiếp tục lựa chọn các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên bang Nga... Đồng thời mở rộng ra các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có quan hệ thương mại phát triển với Việt Nam.

- Các lĩnh vực ưu tiên: năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ cũng nghiên cứu xem xét đến các lĩnh vực đầu tư tạo cơ sở cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài như xây dựng các kho

hàng, kho ngoại quan.

- Các dự án đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu.

Chính sách ưu đãi tiếp tục được thể hiện ở các điều kiện cho vay về lãi suất, thời hạn vay, điều kiện bảo đảm tiền vay. Trong đó không quy định áp dụng lãi suất ưu đãi cố định trong suốt thời hạn vay, trả nợ của dự án cho tất cả các khoản giải ngân, thu nợ. Lãi suất ưu đãi tức là đã thấp hơn mức lãi suất của các NHTM nhưng lãi suất đối với từng khoản giải ngân của dự án là lãi suất tín dụng đầu tư có hiệu lực tại thời điểm giải ngân của từng khoản, không phải là mức lãi suất duy nhất tại thời điểm giao kết hợp đồng tín dụng. Về bảo đảm tiền vay, không nhấn mạnh ưu đãi về bảo đảm tiền vay theo hướng ưu tiên sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản hình thành từ vốn vay phải đạt các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm mới được dung làm tài sản bảo đảm tiền vay. Tiếp tục quy định yêu cầu về tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm so với mức vốn được vay tối thiểu là 15%.

3.2.2 Định hướng của NHPT Việt Nam về cho vay đối với các dự ĐTTT ra nước ngoài nước ngoài

NHPT Việt Nam xác định định hướng là công cụ đắc lực của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ về tài chính để thực hiện thúc đẩy ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam. Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải tiến tới tự chủ và tự chịu trách nhiệm, giảm dần và tiến tới sau năm 2020, xoá bỏ hoàn toàn bao cấp từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh việc cho vay, NHPT Việt Nam thực hiện đa dạng hóa các sản phầm ngân hàng phục vụ khách hàng vay vốn như cung cấp dịch vụ ngoại hối, dịch vụ thanh toán quốc tế.

NHPT Việt Nam mở rộng địa bàn các dự án ĐTTT vay vốn NHPT Việt Nam, không chỉ tập trung ở các nước Lào, Campuchia. Trước mắt là các nước có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam tập trung vào các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu tại NHPT Việt Nam. Ưu tiên các dự án hỗ trợ cho việc phát triển xuất khẩu như xây dựng kho hàng, kho ngoại quan. Bên cạnh việc triển

khai chính sách tín dụng đầu tư, NHPT Việt Nam cũng thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Thực hiện theo định hướng này, hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài vừa được phát triển, mở rộng, vừa có tác động hỗ trợ, thúc đấy hoạt động tín dụng xuất khẩu.

Để mở rộng số lượng các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn NHPT Việt Nam, NHPT Việt Nam tăng cường cho vay các dự án có quy mô vốn vừa phải và có thời hạn vay vốn ngắn hơn để hạn chế rủi ro do thay đổi chính sách, nhanh chóng thu hồi vốn tín dụng.

Về loại hình cho vay, NHPT Việt Nam mở rộng về loại hình cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Bên cạnh việc cho vay đầu tư tài sản cố định của dự án ĐTTT ra nước ngoài, NHPT có thể thực hiện cho vay vốn ổn định sản xuất ban đầu đối với dự án, cho vay các hạng mục khác của dự án với mức lãi suất thỏa thuận và cơ chế thương mại. Từ năm 2008, NHPT Việt Nam đã triển khai thực hiện thí điểm hình thức cho vay này đối với các dự án đầu tư trong nước. Kết quả thực hiện đã được NHPT Việt Nam tổng hợp, đánh giá và đang được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

NHPT Việt Nam tăng cường ưu đãi tín dụng đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài bằng cách tăng thời hạn cho vay tối đa lên 15 năm hoặc hơn nữa đối với các dự án đòi hỏi thời gian thực hiện dài.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhpt việt nam (Trang 73 - 75)