CỦA NHPT VIỆT NAM
2.1.1 Cơ sở pháp lý của chính sách cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam ngoài của NHPT Việt Nam ngoài của NHPT Việt Nam ngoài của NHPT Việt Nam
2.1.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động cho vay ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam
- Các Hiệp định của Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài về việc hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước. Trong các hiệp định này có thể quy định chi tiết hoặc quy định nguyên tắc chung làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án ĐTTT ra nước ngoài.
- Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Nghị định này có hiệu lực đến ngày 20/10/2011, khi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP thay thế Nghị định số 151/2006/NĐ- CP. Tuy nhiên đến thời điểm nghiên cứu, tháng 6 năm 2012, NHPT Việt Nam chưa ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai nghiệp vụ theo Nghị định số 75/2011/NĐ- CP và các quy định về cho vay dự án ĐTTT ra nước ngoài. Các quy định tại Nghị định riêng đối với cho vay dự án ĐTTT ra nước ngoài tại Nghị định 75/2011/NĐ- CP cũng không có thay đổi so với quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. Các văn bản pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho các hoạt động nghiệp vụ của NHPT Việt Nam.
- Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”. Theo đó, định hướng thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài như sau:
Về địa bàn đầu tư ra nước ngoài: Tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như
Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên Bang Nga..., từng bước mở rộng đầu tư sang các nước và thị trường mới như Mỹ La Tinh, Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế Việt Nam.
Về lĩnh vực ưu tiên đầu tư ra nước ngoài:
+ Hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án cụ thể. Hiện nay các dự án Thủy điện Xekaman1, Xekaman3, dự án trồng và chăm sóc cao su tại Lào vay vốn tại NHPT Việt Nam đều theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: + Luật Đầu tư số 59/3005/QH11 của nước CHXHCN Việt Nam.
+ Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về ĐTTT ra nước ngoài.
+ Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 29/20/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế của nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài
Điểm đáng lưu ý là trong khi các tổ chức tín dụng khác khi thực hiện cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài thì phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 10/2006/TT-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để thực hiện ĐTTT ra nước ngoài thì NHPT Việt Nam lại không thuộc đối tượng điều chỉnh, không phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này.
2.1.1.2. Nguyên tắc áp dụng luật
Các vấn đề về điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và những nội dung có liên quan đến khoản vay của dự án ĐTTT ra nước ngoài được thực hiện theo các quy định ghi trong Hiệp định giữa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại.
thời hạn, mức vay và bảo đảm tiền vay thì NHPT Việt Nam thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư tại Nghị định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư của Chính phủ tại Nghị định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2.1.2 Chính sách cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt NamViệt Nam Việt Nam
2.1.2.1. Đối tượng vay vốn
NHPT Việt Nam thực hiện cho vay thực hiện các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo các Hiệp định của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án này phù hợp với chính sách phát triển, đầu tư của Việt Nam trong từng thời kỳ và do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đầu tư thực hiện. Trong giai đoạn 2006 – 2011, phạm vi đối tượng được vay vốn cho vay thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam ít có thay đổi, tập trung vào các dự án đầu tư hạ tầng, khái thác tài nguyên và phát triển rừng.
2.1.2.2. Điều kiện vay vốn
- Điều kiện đối với khách hàng vay vốn:
+ Được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. + Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đầu tư, dự án vay vốn.
+ Có khả năng tài chính, bộ máy quản lý doanh nghiệp đủ năng lực và trình độ chuyên môn để quản lý, thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoài.
+ Có vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án với mức tối thiểu bằng 15% tổng vốn đầu tư tài sản cố định của dự án.
- Điều kiện đối với dự án
+ Được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận.
+ Được lập và phê duyệt phù hợp pháp luật hiện hành của Việt Nam về quản lý đầu tư ra nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư.
+ Được NHPT Việt Nam thẩm định có hiệu quả tài chính, có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn vay vốn của dự án, được NHPT Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và quyết định cho vay.
Việc NHPT Việt Nam thẩm định dự án có thể trên cơ sở yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi hồ sơ đươc chuyển tới vay vốn NHPT Việt Nam hoặc sau khi NHPT tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên đây là điều kiện cần thiết để dự án được NHPT Việt Nam chấp thuận cho vay.
2.1.2.3. Các điều kiện tín dụng
- Mức vốn vay
Mức vốn cho vay được xác định đối với từng dự án trên cơ sở dự án do khách hàng gửi đến NHPT Việt Nam và đã được NHPT thẩm định. Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện để thực hiện, thì NHPT Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính ðể trình Thủ týớng Chính phủ xem xét, quyết định.
Từ tháng 11 năm 2011, mức vốn cho vay ở NHPT Việt Nam còn bị giới hạn bởi quy định mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT Việt Nam. Tuy nhiên có trường hợp riêng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì mức cho vay có thể vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT Việt Nam. Ví dụ như việc cho vay đối với dự án Thủy điện Xekaman1 của Công ty Cổ phần Ðiện Việt Lào.
- Đồng tiền cho vay và trả nợ
Đồng tiền cho vay và trả nợ là đồng Việt Nam. Trường hợp chủ đầu tư có tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn tại NHPT Việt Nam thì NHPT Việt Nam xem xét cho vay bằng ngoại tệ đối với các chi phí thanh toán bằng ngoại tệ nếu chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ để trả nợ.
- Thời hạn cho vay và trả nợ
Thời hạn cho vay và trả nợ của từng dự án được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, đặc điểm của dự án nhưng không quá 12 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Trong giai đoạn 2006 – 2011, đối với một số dự án đặc thù (dự án Nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) cần có thời gian vay vốn trên 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay tối đa là 15 năm. Đối với dự án đầu tư phát triển cây cao su thì thời gian ân hạn không được vượt quá thời gian từ khi trồng mới đến khi khai thác (tối đa không quá 06 năm).
- Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay của NHPT Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011 thực hiện theo quyết định của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ. Thực tế các mức lãi suất này luôn thấp hơn mức lãi suất cho vay cùng loại của các ngân hàng thương mại tại cùng thời điểm và ít bị điều chỉnh thay đổi hơn. Điều này phù hợp với tính chất, mục đích hoạt động của NHPT Việt Nam là không vì lợi nhuận và hỗ trợ tài chính cho các dự án theo chính sách của Chính phủ.
Bảng 2.1. Lãi suất cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam từ năm 2006 đến 2011
STT Thời điểm quy định Mức lãi suất (%/năm) 1 7/5/2005 5,4 2 16/1/2007 9 3 26/9/2007 12 4 19/10/2008 10,2 5 12/2/2009 6,9 6 1/10/2010 9,6 7 1/2/2011 11,4
(Nguồn: tổng hợp từ các thông báo lãi suất cho vay của NHPT Việt Nam)
Lãi suất nợ quá hạn vay vốn tại NHPT Việt Nam bằng 150% lãi suất nợ trong hạn. Lãi suất cho vay đối với các dự án ÐTTT ra nước ngoài được NHPT Việt Nam áp dụng cố định, không thay đổi trong suốt thời hạn vay vốn. Ðây cũng là một ưu
đói, hỗ trợ lớn của NHPT Việt Nam về lãi suất cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài. - Bảo đảm tiền vay:
Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn.
Đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài, tài sản hình thành từ vốn vay được đầu tư ở nước ngoài, do đó việc dựng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm tiền vay cho NHPT gần như không thể thực hiện được. Đa số là được miễn bảo đảm tiền vay bằng tài sản, chỉ yêu cầu có bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của Tổng Công ty, Tập đoàn.
Bảng 2.2. Thống kê về bảo đảm tiền vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam
STT Dự án Bảo đảm tiền vay
1 Thăm dò tỉ mỉ muối mỏ tại Lào Miễn bảo đảm tiền vay
2 Thuỷ điện Xekaman 3
Miễn bảo đảm tiền vay theo văn bản số 2111/TTg-KTTH ngày 19/12/2006 của TTCP
3 Thủy điện Xekaman 1 Miễn bảo đảm tiền vay
4 Đầu tư PTKT tại Attapu- Lào Miễn bảo đảm tiền vay
5 Đầu tư PTKT tại Nam Lào Miễn bảo đảm tiền vay
6 Trụ sở mới chính quyền Viên Chăn-
Lào
Tài sản khác có giá trị tối thiểu là 15% vốn vay
7 Đầu tư xây dựng máy nghiền bột
thạch cao tại Lào
Tài sản khác có giá trị tối thiểu là 15% vốn vay
8 Trồng và chăm sóc cao su tại Lào Bảo lãnh của Tập đoàn cao su
Việt Nam
9 Trồng cao su tại Campuchia của
Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
Bảo lãnh của Tập đoàn cao su Việt Nam
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo của Sở giao dịch I- NHPT Việt Nam) 2.1.2.4. Quản trị rủi ro các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam
a. Tổ chức bộ máy thực hiện quản trị rủi ro
đơn vị tham gia từ khâu thẩm định, ký kết hợp đồng tín dụng… cho đến khâu xử lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị:
Ban tín dụng đầu tư: Là đơn vị chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đầu tư, trong đó có hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam. Đồng thời tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các đơn vị trong hệ thống về hoạt động cho vay đầu tư; phối hợp với Ban Kiểm tra nội bộ kiểm tra việc thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.
Ban thẩm định: Ban thẩm định có nhiệm vụ thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án ĐTTT ra nước ngoài, thực hiện thẩm định các dự án ĐTTT ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam. Tham gia cảnh báo trước khi cho vay đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của Chi nhánh. Thực tế trong các năm qua, các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam đều do Ban thẩm định chủ trì công tác thẩm định.
Trung tâm Xử lý nợ: Tổng hợp, phân tích kết quả phân loại nợ của Sở giao dịch I, thực hiện việc theo dõi phân loại nợ và là đầu mối hướng dẫn thực hiện thủ tục xử lý rủi ro cho các dự án. Ngoài ra, Trung tâm Xử lý nợ là đơn vị đầu mối quản lý, hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm của dự án khi cần thiết.
Trung tâm khách hàng: tổng hợp thông tin về khách hàng vay vốn tại NHPT Việt Nam và cung cấp cho toàn hệ thống NHPT, là đầu mối yêu cầu cơ quan thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin tín dụng về các doanh nghiệp. Khi nhận được yêu cầu của Sở giao dịch I, Trung tâm khách hàng sẽ đề nghị cơ quan thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng, kết hợp với các thông tin thu thập từ các nguồn khác và tự đánh giá, Trung tâm khách hàng sẽ cung cấp thông tin cho Sở giao dịch I và có những cảnh báo cần thiết về khách hàng cho Sở giao dịch I.
Trong quá trình giải ngân và thu nợ, Sở giao dịch I là đơn vị trực tiếp thực hiện việc giải ngân và thu hồi nợ. Ban tín dụng đầu tư tại Hội sở chính là đơn vị
theo dõi, quản lý và kiểm tra hoạt động này của Sở giao dịch I. Trong trường hợp cần thiết, Ban Tín dụng đầu tư sẽ có những hỗ trợ nhất định cho Sở giao dịch I.
Tại Sở giao dịch I, tham gia chủ yếu vào hoạt động cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài gồm các phòng: Phòng tín dụng, Phòng kế hoạch - tổng hợp, Phòng kế toán. Tuỳ thuộc từng giai đoạn của quy trình cho vay, thu nợ đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài mà các đơn vị này có những nhiệm vụ, công việc cần thiết, phối hợp với nhau.
b. Chính sách quản trị rủi ro
NHPT Việt Nam chưa ban hành chính sách quản trị rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng còn yếu và chưa được thể hiện một cách rõ ràng, chưa thực hiện nhận diện và đo lường rui ro tín dụng như một công việc riêng và thực hiện có