a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
2.3.3.3 Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm về ĐTTT ra nước ngoài, đa số còn dè dặt với lĩnh vực này. Dự dè dặt này vừa xuất phát từ sự tự ti do chưa nắm chắc kiến thức về thị trường quốc tế, chưa có kinh nghiệm về đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệ Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp khối tư nhân còn tâm lý không mạnh dạn, tha thiết với nguồn vốn của NHPT Việt Nam do vẫn còn tư tưởng cho rằng đây là nguồn vốn tín dụng ưu đãi nên sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước và thủ tục vay vốn rườm ra, phức tạp. Các dự án ĐTTT ra nước ngoài chủ yếu thuộc khu vực các doanh nghiệp nhà nước, do các tập đoàn kinh tế lớn thực hiện.
Qua nội dung nghiên cứu tại Chương II của Luận văn cho thấy hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam trong thời gian qua đó đạt được những kết quả nhất định, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ do Chính phủ giao. Những tồn tại, hạn chế hiện nay nếu không được sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng tín dụng của các dự án này, cản trở sự phát triển, mở rộng cho vay của NHPT Việt Nam đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Những đánh giá, nhận xét trong Chương II sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp thực hiện, những kiến nghị của tác giả ở chương sau.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHO VAY DỰ ÁN ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Mục tiêu của Chương 3 luận văn là đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam đến năm 2020. Các giải pháp, đề xuất dựa trên cơ sở đánh giá ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam tại Chương II. Các quan điểm, định hướng chiến lược và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam được đề xuất với Chính phủ, các Bộ là cơ quan quy định, giám sát hoạt động của NHPT Việt Nam và NHPT Việt Nam, đơn vị trực tiếp triển khai các giải pháp này.
3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1 NHPT Việt Nam chỉ tài trợ cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ và giảm bớt các các điều kiện ưu đãiquy định của Chính phủ và giảm bớt các các điều kiện ưu đãiquy định của Chính phủ và giảm bớt các các điều kiện ưu đãi quy định của Chính phủ và giảm bớt các các điều kiện ưu đãi
Theo quan điểm này, NHPT Việt Nam tiếp tục thực hiện cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ, cụ thể là các quyết định cụ thể của Chính phủ. Tiếp tục hướng vào các dự án đầu tư mà việc cho vay là nhằm bổ sung cho khu vực tư nhân (các NHTM), lấp đầy khoảng trống giữa các dự án đơn thuần vì mục đích lợi nhuận với các dự án phát triển, cần vốn lớn hơn, có mức rủi ro cao và thời gian thu hồi vốn dài, đóng góp cho sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội.
Đồng thời, việc tài trợ của NHPT Việt Nam cho các dự án này có điểm mới là các điều kiện ưu đãi sẽ được quy định sát với thị trường. Việc quy định chính sách ưu đãi sát với thị trường được hiểu là giảm bớt sự chênh lệch lãi suất cho vay của NHPT Việt Nam với lãi suất thị trường, tiếp tục ưu đãi về thời hạn vay, điều kiện bảo đảm
tiền vay. Lói suất cho vay được xác định theo hướng gắn với hiệu quả hoạt động của ngân hàng: không thấp hơn bình quân các nguồn vốn cộng với chi phí hoạt động của ngân hàng; được điều chỉnh theo từng lần giải ngân và theo lãi suất công bố. Việc xác định lãi suất cho vay theo cách này có tác dụng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng trong việc cho vay. Nhờ đó công tác thẩm định, giải ngân của Ngân hàng sẽ được thực hiện chính xác hơn, hiệu quả hơn, loại bỏ được tâm lý chây ỳ của khách hàng trong việc trả nợ tức là giảm bớt khó khăn cho Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.
Quan điểm này sẽ hạn chế khả năng tự mở rộng đối tượng cho vay, khả năng mở rộng về quy mô số lượng các dự án ĐTTT ra nước ngoài được NHPT Việt Nam tiếp nhận cho vay.
3.1.2. Các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn NHPT Việt Nam được phân thành hai nhóm, trong đó tập trung vào dự án được cho vay theo chỉ định phân thành hai nhóm, trong đó tập trung vào dự án được cho vay theo chỉ định phân thành hai nhóm, trong đó tập trung vào dự án được cho vay theo chỉ định phân thành hai nhóm, trong đó tập trung vào dự án được cho vay theo chỉ định của Chính phủ
NHPT Việt Nam phân thành nhóm các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo chỉ định của Chính phủ và nhóm các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo cơ chế thị trường. Trong đó tập trung vào nhóm các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ để đảm bảo mục tiêu hoạt động. Nhóm các dự án cho vay theo cơ chế thị trường nhằm bù đắp chi phí tín dụng ưu đãi.
Căn cứ đặc điềm là tổ chức tài chính nhà nước, thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng của Chính phủ nhưng phải đáp ứng mục tiêu mở rộng phát triển, NHPT Việt Nam có thể chia các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam thành hai nhóm:
- Nhóm các dự án được NHPT Việt Nam cho vay theo chính sách ưu đãi, chỉ định của Chính phủ, thực hiện đúng vai trò, ý nghĩa là công cụ của Chính phủ để thực hiện chính sách phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Nhóm các dự án được NHPT Việt Nam cho vay theo cơ chế thị trường nhằm thu lợi nhuận bù đắp cho chi phí thực hiện hoạt động tín dụng ưu đãi. Các dự án này sẽ do NHPT Việt Nam chủ động tìm kiếm và lựa chọn cho vay, không trên cơ sở sự chỉ định của Chính phủ. Do đó NHPT Việt Nam phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đối với việc cho vay thực hiện các dự án này.
Quan điểm này chưa thực sự phù hợp với ý nghĩa, vai trò của NHPT trong nền kinh tế, chồng lấn với vai trò của các NHTM. Để thực hiện được hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo quan điểm này, NHPT Việt Nam phải được sửa đổi điều lệ hoạt động, mở rộng chức năng và phạm vi hoạt động của Ngân hàng. Đối chiếu với năng lực của NHPT Việt Nam hiện tại thì trong tương lai gần, điều này là thiếu cơ sở để thực hiện. Tuy nhiên đây là định hướng cần thiết để củng cố sự tồn tại vững chắc của NHPT Việt Nam, phù hợp với yêu cầu tất yếu của việc giảm dần các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, tạo cạnh tranh bình đẳng cho các đơn vị kinh doanh.
3.1.3 NHPT Việt Nam thực hiện ủy thác cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài hoặc chỉ cho vay đồng tài trợ với các NHTMra nước ngoài hoặc chỉ cho vay đồng tài trợ với các NHTMra nước ngoài hoặc chỉ cho vay đồng tài trợ với các NHTM ra nước ngoài hoặc chỉ cho vay đồng tài trợ với các NHTM
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam, NHPT Việt Nam có thể thực hiện hoạt động ủy thác cho vay nhưng trên thực tế NHPT Việt Nam chưa triển khai thực hiện hình thức này đối với bất kỳ hình thức cho vay nào của Ngân hàng. Thực hiện theo quan điểm này, NHPT Việt Nam sẽ tiết kiệm được kinh phí do phải đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nước ngoài, khắc phục được hạn chế của dự eo hẹp về kênh thông tin quản lý dự án. Tuy nhiên quan điểm này chưa phù hợp thực tế hiện nay số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam có văn phòng đại diện, chi nhánh tại nước ngoài cũng không nhiều, chỉ có ba ngân hàng là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Hệ thống các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nước ngoài của các ngân hàng này cũng rất mỏng. Cho vay ĐTTT ra nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn rất mới, chưa có ngân hàng nào thực sự có kinh nghiệm trong việc cho vay các dự án có quy mô lớn ĐTTT ra nước ngoài.
Trong số các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam, có một số dự án huy động vốn không chỉ từ việc vay NHPT Việt Nam mà còn huy động vốn của một số ngân hàng thương mại khác. Song quan hệ giữa các ngân hàng này
và NHPT Việt Nam lại khá độc lập, không có sự phối hợp với nhau. Thậm chí các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất cao hơn, yêu cầu về bảo đảm tiền vay cũng khắt khe hơn NHPT Việt Nam. Các ngân hàng này thường tranh thủ thu nợ trước NHPT Việt Nam. Việc cho vay đồng tài trợ đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài sẽ tăng cường được sự phối hợp giữa NHPT Việt Nam với các ngân hàng thương mại cùng ch vay, giúp NHPT Việt Nam san sẻ rủi ro, các ngân hàng tranh thủ được hệ thống mạng lưới, nguồn nhân lực của nhau. Có thể hướng vào nhóm các ngân hàng thương mại lớn, có kinh nghiệm trong hoạt động cho vay đầu tư, các ngân hàng đã có cơ sở tại nước ngoài.
Tuy nhiên NHPT Việt Nam có điểm khác biệt là quản lý vốn và đòi hỏi các dự án sử dụng vốn NHPT Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý dự án như dự án sử dụng vốn nhà nước nên khả năng tận dụng, giảm bớt chi phí quản lý do hợp tác với các ngân hàng thương mại khác cũng không thể đạt được như kỳ vọng.
3.2 ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 CỦA NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.2.1 Định hướng của Nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoàidự án ĐTTT ra nước ngoài dự án ĐTTT ra nước ngoài
Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTT sang một số địa bàn trọng điểm, dự án đầu tư vào ngành/lĩnh vực và địa bàn trọng điểm.
- Địa bàn trọng điểm: tiếp tục lựa chọn các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên bang Nga... Đồng thời mở rộng ra các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có quan hệ thương mại phát triển với Việt Nam.
- Các lĩnh vực ưu tiên: năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp.
Ngoài ra, Chính phủ cũng nghiên cứu xem xét đến các lĩnh vực đầu tư tạo cơ sở cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài như xây dựng các kho
hàng, kho ngoại quan.
- Các dự án đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu.
Chính sách ưu đãi tiếp tục được thể hiện ở các điều kiện cho vay về lãi suất, thời hạn vay, điều kiện bảo đảm tiền vay. Trong đó không quy định áp dụng lãi suất ưu đãi cố định trong suốt thời hạn vay, trả nợ của dự án cho tất cả các khoản giải ngân, thu nợ. Lãi suất ưu đãi tức là đã thấp hơn mức lãi suất của các NHTM nhưng lãi suất đối với từng khoản giải ngân của dự án là lãi suất tín dụng đầu tư có hiệu lực tại thời điểm giải ngân của từng khoản, không phải là mức lãi suất duy nhất tại thời điểm giao kết hợp đồng tín dụng. Về bảo đảm tiền vay, không nhấn mạnh ưu đãi về bảo đảm tiền vay theo hướng ưu tiên sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản hình thành từ vốn vay phải đạt các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm mới được dung làm tài sản bảo đảm tiền vay. Tiếp tục quy định yêu cầu về tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm so với mức vốn được vay tối thiểu là 15%.