Thực trạng quy trình cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhpt việt nam (Trang 45 - 87)

NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

2.2.1 Thực trạng quy trình cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011

Trên cơ sở giới thiệu về quy trình cho vay của NHPT Việt Nam đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài thông qua sơ đồ, thực trạng tình hình thực hiện quy trình cho vay sẽ được trình bày, phân tích tại từng bước trong quá trình đó tại NHPT Việt Nam.

Hình 2.1. Quy trình cho vay của NHPT Việt Nam đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài

Khách hàng

Sở giao dịch I Hội sở chính

(Nguồn: Sổ tay nghiệp vụ cho vay tín dụng đầu tư của NHPT Việt Nam) 2.2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thẩm định dự án ĐTTT ra nước ngoài

a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

- Đơn vị tiếp nhận: Sở giao dịch I, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn tại NHPT Việt Nam, kiểm tra danh mục hồ sơ khách hàng gửi đến. Trong trường

DA phân cấp

Hồ sơ vay Hướng dẫn về hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ Bổ sung tàliệu Thẩm định Thẩm định lại từ chối cho vay Đồng ý cho

vay Rà soát lại

Cảnh báo Từ chối cho vay Đồng ý cho vay Tạm ngừng,bổ sung,chỉnh sửa Ký hợp đồng Giải ngân Thu nợ Vượt phân cấp Không thểhoàn thiện

hợp hồ sơ vay vốn gửi đến NHPT Việt Nam chưa đầy đủ, đúng quy định thì khách hàng hoàn thiện, bổ sung tài liệu cần thiết. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được tính kể từ thời điểm hồ sơ đầy đủ các tài liệu cần có theo quy định.

- Phương thức tiếp nhận: NHPT Việt Nam quy định việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn có thể được thực hiện trực tiếp với khách hàng hoặc qua tài liệu do khách hàng gửi đến bằng đường bưu điện. Trên thực tế, chưa có dự án ĐTTT ra nước ngoài gửi đến NHPT Việt Nam để đề nghị vay vốn qua đường bưu điện. Các dự án này đều được khách hàng mang trực tiếp đến NHPT Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể hơn về hồ sơ khi làm việc với nhân viên tiếp nhận.

- Hồ sơ vay vốn gồm có:

+ Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của khách hàng; Điều lệ doanh nghiệp; Nghị quyết bầu chủ tịch hội đồng quản trị/hội đồng thành viên; Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc/giám đốc, kế toán trưởng; Giấy đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp quản lý dự án tại nước ngoài; Danh sách các tổ chức tín dụng có quan hệ với doanh nghiệp và mức dư nợ tại các tổ chức này.

+ Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất; Báo cáo về quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác; báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp quản lý dự án tại nước ngoài.

Trước năm 2010, NHPT Việt Nam còn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo nhanh về tình hình tài chính đến thời điểm vay vốn. Tuy nhiên sau đó, do yêu cầu của công tác đơn giản hóa thủ tục giải quyết công việc theo yêu cầu của Chính phủ, NHPT Việt Nam không yêu cầu tài liệu này trong hồ sơ vay vốn.

+ Hồ sơ dự án: Dự án đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư; Văn bản của nước tiếp nhận đầu tư về việc chấp thuận đầu tư;

b. Thẩm định dự án vay vốn

NHPT thực hiện cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển, các dự án ĐTTT ra nước ngoài phải là các dự án có hiệu quả kinh tế, có khả năng thu hồi vốn. Do đó ngân hàng phải thực hiện việc thẩm định dự án, làm cơ sở của quyết định cho vay. Đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo chỉ định của Chính phủ, NHPT có

thể không phải thực hiện thẩm định để đánh giá, xác định tính khả thi và hiệu quả của dự án. Tuy nhiên trước khi ra quyết định cấp tín dụng, thông thường NHPT vẫn thực hiện thẩm định để đưa ra các điều kiện tín dụng phù hợp với như cầu vốn và khả năng trả nợ của dự án.

Nguyên tắc thẩm định:

- Bảo đảm tính khách quan, minh bạch, rõ ràng, cẩn trọng trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.

- Tình hình triển khai cũng như số liệu, thông tin về dự án phải được cập nhất đến thời điểm gần nhất so với thời điểm thẩm định.

- Đơn vị tham gia thẩm định phải thẩm định và đề xuất ý kiến độc lập về tất cả các nội dung thẩm định của dự án theo quy định, có kiến nghị cụ thể về điều kiện tín dụng đối với dự án.

- Đơn vị chủ trì phải thực hiện khảo sát, đánh giá về tình hình, địa điểm thực hiện dự án và các vấn đề khác có liên quan đến khách hàng. Việc khảo sát thực tế do cấp có thẩm quyền cho vay quyết định. Cấp có thẩm quyền cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài là Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam.

- NHPT Việt Nam có quyền từ chối thẩm định dự án nếu trong quá trình thẩm định mà khách hàng không hợp tác, gây trở ngại cho việc khảo sát, xác minh tình hình, số liệu hoặc cung cấp thông tin, số liệu không chính xác, không trung thực.

Việc thẩm định dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam gồm các nội dung sau:

- Thẩm định về khách hàng: kiểm tra, đánh giá các thông tin trong hồ sơ pháp lý để xác định khách hàng đúng đối tượng được vay vốn tại NHPT Việt Nam và có năng lực về nhân sự thực hiện dự án. Thực tế việc thẩm định khách hàng chưa được chú trọng, thiếu cơ sở dữ liệu về khách hàng và NHPT Việt Nam chưa thực hiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Ngoài ra, các khách hàng vay vốn để thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoài chủ yếu là được Chính phủ thẩm định, thuộc các Tập đoàn kinh tế nhà nước như Tập đoàn cao su, Bộ quốc phòng…do đó nội dung này thường được đánh giá sơ lược.

Việt Nam còn hạn chế do sự yếu kém về hệ thống thông tin. Trong nhiều trường hợp, NHPT Việt Nam phải yêu cầu bên vay vốn cung cấp thông tin về thị trường, tình hình nơi thực hiện dự án. Ngoài ra, việc thẩm định dự án vẫn thực hiện theo các hướng dẫn, quy định về thẩm định các dự án đầu tư trong nước nên một số chỉ tiêu thẩm định được đánh giá là không hợp lý, bất cập.

- Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay: Khi thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của các dự án ĐTTT ra nước ngoài, ngân hàng phải lưu ý đến các đặc điểm về đồng tiền thực hiện dự án, đồng tiền cho vay và đồng tiền giải ngân, đồng tiền trả nợ để dự liệu các rủi ro có thể phát sinh. Ví dụ như đối với ác dự án thủy điện thực hiện tại Lào, quốc gia sử dụng đồng tiền là đồng Kíp Lào do đó đồng tiền thanh toán cho các nhà thầu tham gia dự án là các nhà thầu trong nước là đồng Kíp nhưng đồng tiền thanh toán cho các thiết bị nhập ngoại lại là đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ. Trong khi đó đồng tiền cho vay của NHPT Việt Nam là Việt Nam đồng, đồng tiền giải ngân có thể là đồng Đô la Mỹ hoặc Việt Nam đồng tùy đặc điểm từng khoản giải ngân. Như vậy khi thẩm định phải đưa ra các đánh giá về rủi ro do chuyển đổi ngoại tệ nhưng trên thực tế báo cáo thẩm định chưa thể đưa ra nhận định sâu sắc vể vấn đề này mà chỉ dừng lại ở mức độ cảnh báo, lưu ý.

Quy trình thẩm định:

- Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam: Theo quy định của NHPT Việt Nam, phòng Tổng hợp tại Sở giao dịch I thực hiện thẩm định sơ bộ, Ban Thẩm định tại Hội sở chính NHPT Việt Nam thẩm định lần cuối và trình Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam quyết định.

- Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc Sở giao dịch, Phòng Tổng hợp tại Sở giao dịch I thẩm định, báo cáo Hội sở chính NHPT Việt Nam kiểm tra lại và trường hợp cần thiết thì ra cảnh báo cho Sở giao dịch I. Thực tế đến nay chưa có trường hợp dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn NHPT thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc Sở giao dịch.

được vay vốn đã có đầy đủ các tài liệu theo quy định của Ngân hàng và được tính như sau:

- Đối với dự án quan trọng quốc gia: theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định, không quá 60 ngày làm việc.

- Đối với dự án nhóm A: không quá 40 ngày làm việc. - Đối với dự án nhóm B: Không quá 30 ngày làm việc. - Đối với dự án nhóm C: Không quá 20 ngày làm việc.

Sau thời hạn này, NHPT Việt Nam phải có văn bản thông báo kết quả thẩm định dự án. Tuy nhiên khi thực hiện thẩm định dự án, do phát sinh các vấn đề cần xác minh, yêu cầu khách hàng cung cấp thêm tài liệu nên thường vượt quá thời gian nêu trên. Đây cũng là điều khó tránh khỏi bởi các dự án ĐTTT ra nước ngoài đòi hỏi sự am hiểu, cập nhật kiến thức về ĐTTT ra nước ngoài, tình hình kinh tế, chính trị và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư.

Kết quả thẩm định dự án được NHPT Việt Nam thông báo cho chủ đầu tư dự án, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong trường hợp cần thiết. Văn bản này sẽ ghi ý kiến của NHPT Việt Nam về tính khả thi, hiệu quả của dự án. Trường hợp kết quả thẩm định dự án cho thấy dự án khả thi, có hiệu quả thì NHPT Việt Nam có thể ra văn bản thông báo kết quả thẩm định dự án đồng thời là văn bản thông báo cho vay đối với dự án. Trường hợp kết quả thẩm định cho thấy dự án cần những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả thì trong thông báo kết quả thẩm định, NHPT Việt Nam sẽ đưa ra những ý kiến này, làm cơ sở giúp chủ đầu tư điều chỉnh, hoàn thiện dự án. Trường hợp chủ đầu tư còn có nhu cầu vay vốn NHPT Việt Nam, NHPT Việt Nam sẽ tiếp tục xem xét việc đáp ứng các điều kiện này, khi chủ đầu tư hoàn thiện được các khuyến nghị, điều kiện do NHPT Việt Nam đưa ra, NHPT Việt Nam sẽ có thông báo cho vay đối với dự án. Trường hợp kết quả thẩm định cho thấy dự án không khả thi, không hiệu quả và không có khả năng trả nợ, văn bản thông báo kết quả thẩm định dự án sẽ đồng thời là văn bản từ chối cho vay.

2.2.1.2 Quyết định cấp tín dụng cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài

Quyết định cấp tín dụng là việc thương thảo, ký kết hợp đồng tín dụng và các hợp đồng bảo đảm tiền vay với chủ đầu tư, phải đảm bảo phù hợp với kết luận thẩm định dự án. Quyết định cấp tín dụng được thể hiện dưới hình thức văn bản chấp thuận cho vay và sau đó là các văn bản thỏa thuận giữa NHPT Việt Nam với khách hàng về việc vay vốn.

Trên cơ sở kết quả thẩm định dự án, trường hợp đủ điều kiện được vay vốn, NHPT Việt Nam ra thông báo cho vay vốn tín dụng đầu tư nhà nước và gửi cho khách hàng. Trong đó ghi đầy đủ các điều kiện tín dụng, các vấn đề khách hàng cần hoàn thiện để được vay vốn. (Xem phụ lục số 01- Mẫu thông báo cho vay vốn tín dụng đầu tư).

Căn cứ thông báo cho vay mà NHPT Việt Nam đã gửi đến khách hàng, các bên tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng. NHPT không quy định thời hạn thực hiện việc ký kết hợp dồng tín dụng kể từ ngày có thông báo cho vay. Do đó khoảng thời gian này phụ thuộc vào sự thu xếp, thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên đây là nguy cơ có thể phát sinh rủi ro cho NHPT Việt Nam vì trường hợp thực hiện tùy tiện, khoảng thời gian này quá dài có thể phát sinh những vấn đề mới ảnh hưởng đến kết luận thẩm định dự án mà NHPT Việt Nam không tiếp nhận được thông tin.

Cho đến nay NHPT Việt Nam chưa ban hành các mẫu hợp đồng cho hoạt động cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Thực tế, các chuyên viên ngân hàng khi soạn thảo hợp đồng thì phải tham khảo các mẫu hợp đồng chung của nghiệp vụ cho vay tín dụng đầu tư. Căn cứ các đặc điểm riêng của cho vay đối với dự án ĐTTT ra nước ngoài, các bên sẽ có chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. (Xem phụ lục số 02 – Mẫu hợp đồng tín dụng đầu tư).

2.2.1.3 Giải ngân cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài

Giải ngân là việc đưa vốn vào thanh toán cho các khoản mục công việc, mua thiết bị, thuê nhân công… để thực hiện dự án. Giải ngân được thực hiện làm nhiều lần theo nhu cầu sử dụng vốn của dự án và các hình thức, phương thức khác nhau tùy thuộc đặc điểm của từng khoản giải ngân. Có thể là giải ngân tạm ứng hoặc giải

ngân thanh toán khi hạng mục của dự án đã được thực hiện xong. Giải ngân thông qua chuyển khoản hoặc giải ngân bằng tiền mặt, tùy thuộc quy mô giá trị, đặc điểm của khoản giải ngân và hợp đồng giữa chủ đầu tư và người thụ hưởng. Giải ngân của NHPT cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện đã đưa ra tại giai đoạn quyết định cấp tín dụng, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

a. Nguyên tắc giải ngân

- Chỉ thực hiện giải ngân sau khi được NHPT Việt Nam thông báo kế hoạch giải ngân; đã ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của NHPT Việt Nam.

- Giải ngân phải theo đúng công trình, hạng mục công trình, công việc của dự án được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký với NHPT Việt Nam.

- Việc giải ngân thực hiện phù hợp với điều kiện thanh toán trong các hợp đồng của dự án đã ký với nhà thầu. Không giải ngân đối với khách hàng có nợ quá hạn tại NHPT Việt Nam, trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam.

- Tổng số vốn giải ngân cho dự án không được vượt tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký.

b. Cơ chế giải ngân:

Do các đặc thù của dự án ĐTTT ra nước ngoài, trong điều kiện NHPT Việt Nam chưa ban hành quy định riêng cho nhóm dự án này, đối với một số dự án phải xây dựng cơ chế giải ngân riêng. NHPT Việt Nam thường quy định giao cho đơn vị trực tiếp quản lý việc cho vay là Sở giao dịch và bên vay vốn cùng phối hợp để xây dựng cơ chế giải ngân. Ví dụ như đối với dự án thủy điện Xekaman 1, NHPT Việt Nam áp dụng cơ chế giải ngân trực tiếp cho đơn vị tổng thầu EPC là Tập đoàn Sông Đà, không giải ngân trực tiếp cho các nhà thầu phụ.

c. Quy trình, hồ sơ giải ngân

Việc giải ngân cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài thường được NHPT Việt Nam thực hiện theo quy trình sau:

chủ đầu tư đã thực hiện thanh toán bằng nguồn vốn tự có, NHPT Việt Nam sẽ thực hiện giải ngân thanh toán khoản tiền này cho khác hàng vay vốn. Quy trình thực hiện được thể hiện qua sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhpt việt nam (Trang 45 - 87)