Các giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhpt việt nam (Trang 76 - 80)

a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

3.2.1Các giải pháp trước mắt

3.2.1.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoàinước ngoài nước ngoài

Hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam được thực hiện trên cơ sở các chính sách của nhà nước, quy định của NHPT Việt về lĩnh vực này. Việc áp dụng các quy định chung của tín dụng đầu tư như hiện nay vừa không phù hợp, làm phát sinh các quy định, cơ chế riêng cho từng dự án, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, không khoa học trong hoạt động của NHPT Việt Nam. Phải xác định đây là một mảng hoạt động của NHPT Việt Nam, lại có khá nhiều đặc điểm riêng nên càng cần có những quy định rõ ràng, cụ thể tạp hành lang cơ chế, cơ sở đầy đủ cho việc triển khai thực hiện. Do đó để công tác cho vay được thực hiện tốt thì phải có hệ thống chính sách đầy đủ, đồng bộ và phù hợp.

Giải pháp này bao gồm các công việc sau:

- Chính phủ, NHPT Việt Nam thực hiện sửa đổi quy định về đối tượng vay vốn NHPT Việt Nam để thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoài cho phù hợp thực tế. Hiện nay đối với các dự án đầu tư nước ngoài, chủ đầu tư thực hiện dự án là các doanh nghiệp quản lý dự án tại nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, các tổ chức kinh tế này được các nhà đầu tư góp vốn thành lập để thực hiện quản lý dự án tại nước tiếp nhận đầu tư. Như vậy, đối tượng vay vốn phải là các nhà đầu tư (không phải chủ đầu tư), là các đơn vị trong nước được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

- Ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn riêng về cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài về xử lý rủi ro, hướng dẫn công tác giải ngân và thu nợ bằng ngoại tệ.

- Ban hành chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp cũng như trách nhiệm tương ứng của cán bộ thực hiện quản lý cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Có như vậy mới thu hút được cán bộ trẻ, có năng lực cho công tác này của Ngân hàng.

trong hoạt động, thuận lợi cho khách hàng tìm hiều về chính sách cho vay của NHPT Việt Nam. Thực hiện giải pháp này nhằm giảm bớt sự chậm trễ trong thực hiện do phải chờ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc sự tùy tiện trong thực hiện do thực hiện theo các cơ chế riêng đối với từng dự án.

3.2.1.2 Đổi mới quy trình cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định trên cơ sở có tính đến các đặc thù của dự án ĐTTT ra nước ngoàicó tính đến các đặc thù của dự án ĐTTT ra nước ngoài có tính đến các đặc thù của dự án ĐTTT ra nước ngoài

Để mở rộng, phát triển hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn của NHPT Việt Nam, NHPT Việt Nam thực hiện đổi mới quy trình thẩm định và quyết định cho vay. Trong đó quy định chi tiết, rõ ràng các thao tác nghiệp vụ, đơn vị và cán bộ thực hiện, trách nhiệm thực hiện... trong các nội dung sau:

- Tiếp nhận và thẩm định khách hàng bước đầu: Thực hiện thẩm định sơ bộ, là bước sàng lọc khách hàng đầu tiên với các tiêu chí cơ bản về thủ tục hồ sơ, đối tượng vay vốn và sơ bộ về khả năng tài chính, tài sản bảo đảm tiền vay. NHPT Việt Nam cần bổ sung quy định việc thẩm định sơ bộ để chọn lọc khách hàng ngay từ ban đầu, qua đó khách hàng cũng sớm xác định được khả năng vay vốn và kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ nếu cần thiết. Việc bổ sung bước thẩm định sơ bộ cũng hạn chế được tình trạng bổ sung hồ sơ trong quá trình thẩm định chính thức, gây kéo dài thời gian thẩm định theo quy định.

- Thẩm định năng lực khách hàng và xếp hạng tín dụng: Đánh giá chi tiết về khách hàng trên các phương diện: năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, năng lực vận hành, uy tín tín dụng; thực hiện xếp hạng tín dụng với hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ đầy đủ, đồng bộ trên cơ sở hệ thống thông tin dữ liệu thông suốt và đồng bộ, quản lý tập trung.

- Thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh: Thực hiện đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng trả nợ của phương án; đánh giá tài chính của dự án phải gắn với dự tính khả năng tài chính của khách hàng (doanh nghiệp) với quan điểm coi dự án chỉ là một phần của doanh nghiệp.

nhận, thẩm định và quản lý cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Không tập trung việc tiếp nhận, thẩm định và quản lý các dự án ĐTTT ra nước ngoài về một đầu mối là Sở giao dịch I như hiện nay. Việc thẩm định và quyết định cho vay được xác định trên cơ sở kết hợp đồng thời cả 4 yếu tố: (i) Xếp hạng tín dụng khách hàng; (ii) Xếp hạng Chi nhánh; (iii) Quy mô khoản vay; (iv) tính hiệu quả của khoản vay.

Để thực hiện tốt hơn việc kiểm soát trong quy trình cho vay, NHPT Việt Nam nên chú trọng hơn việc kiểm soát trước khi ban hành những quyết định tín dụng, xác lập giao dịch với khách hàng, lược bỏ những thao tác không cần thiết. Trong quy trình cho vay, NHPT Việt Nam cần quy định lại thời hạn thẩm định dự án ĐTTT ra nước ngoài cho phù hợp thực tế, việc quy định thời hạn tối đa là 40 ngày như hiện nay đối với nhiều trường hợp là không thể thực hiện được. Do đó cần bổ sung hướng dẫn về việc gia hạn thời hạn này đối với các trường hợp cần thiết. Đồng thời, có những bổ sung cho việc xác minh, thẩm định thực tế địa bàn nơi dự định thực hiện dự án, hướng dẫn cụ thể hơn việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để được cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thẩm định dự án.

Công tác thẩm định cũng cần được nâng cao chất lượng thông qua việc củng cố các kênh thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định. Phân loại, lựa chọn các cán bộ thẩm định đối với từng dự án là những người có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư của dự án được thẩm định. Trường hợp cần thiết, có thể thành lập các tổ thẩm định bàn đầu tư của dự án được thẩm định. Trường hợp cần thiết, có thể thành lập các tổ thẩm định có trách nhiệm thực hiện thẩm định đối với từng dự án. Quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của tổ thẩm định, các thành viên tham gia tổ thẩm định.

3.2.1.3 Tăng cường kiểm tra trực tiếp việc sử dụng vốn vay và thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoàiĐTTT ra nước ngoài ĐTTT ra nước ngoài

Kết quả kiểm tra trực tiếp việc sử dụng vốn vay vừa thực hiện dự án tại hiện trường có ý giá trị phản ánh xác thực tình hình, kết quả sử dụng vốn. Đồng thời đây cũng là cơ sở xác thực nhất để đối chiếu với nội dung báo cáo của khách hàng vay

vốn về tình hình thực hiện dự án. Công tác này trong thời gian qua chưa được NHPT Việt Nam chú trọng, dễ dẫn đến những nguy cơ rủi ro tín dụng.

Thực hiện giải pháp này, NHPT Việt Nam cần tập trung vào các biện pháp sau: - NHPT Việt Nam có quy định cho phép đơn vị trực tiếp quản lý khoản vay được chủ động lựa chọn, quyết định thời điểm, thành phần tham gia kiểm tra. Có như vậy việc kiểm tra mới có thể thực hiện kịp thời, phù hợp thời điểm cần thiết do đây là đơn vị quản lý trực tiếp các khoản vay, tránh tình trạng khi có sự việc phát sinh đã quá lâu mới có thể tổ chức được đồn kiểm tra. Số lượng các lần kiểm tra thực tế địa điểm thực hiện dự án cũng cần được nâng lên để đảm bảo tính kịp thời, xác thực, tránh tình trạng ỷ lại vào nhà thầu chính.

- Đảm bảo chất lượng của việc kiểm tra bằng cách chỉ cử những cán bộ thực sự am hiểu về lĩnh vực được kiểm tra. Tuyệt đối không cử cán bộ tham gia kiểm tra các dự án ở nước ngoài với mục đích giải quyết chế độ, tranh thủ du lịch. Trong trường hợp thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực được kiểm tra, NHPT Việt Nam thuê chuyên gia hoặc nhờ sự trợ giúp của các cơ quan quản lý chuyên ngành cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm ra.

Thực hiện các biện pháp này, công tác giám sát vốn vay của NHPT Việt Nam cũng sẽ ít bị lệ thuộc vào nguồn thông tin của khách hàng vay vốn. Tạo điều kiện để cán bộ hiểu, nắm chắc hơn về dự án được giao quản lý.

3.2.1.4 Thiết lập, tăng cường mối quan hệ với các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ĐTTT ra nước ngoàilĩnh vực ĐTTT ra nước ngoài lĩnh vực ĐTTT ra nước ngoài

Để khắc phục hạn chế về năng lực thẩm định dự án, việc thiếu thông tin để thực hiện thẩm định dự án và giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình dự án, NHPT Việt Nam có thể tranh thủ nguồn thông tin từ các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ĐTTT ra nước ngoài. Các biện pháp thực hiện bao gồm:

- Tăng cường mối quan hệ với Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thiết lập quan hệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp thuộc Bộ Công thương để được cung cấp thông tin về tình hình ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam, tình hình thị trường nước tiếp nhận đầu tư. Tăng cường mối quan hệ với các Bộ,

ngành để xin ý kiến thẩm định kịp thời đối với các dự án nhóm A, thiết lập mối quan hệ với Lãnh sự quán của Việt Nam tại các nước để được giúp đỡ kịp thời trong việc tra cứu thông tin về tình hình thực hiện dự án, giúp đỡ khi có khó khăn, vướng mắc trong việc thu nợ, các vấn đề phát sinh với doanh nghiệp quản lý dự án, các nhà thầu nước ngoài.

- Thường xuyên tổ chức các buổi làm việc để trao đổi thông tin và xin ý kiến của các cơ quan này về các vấn đề có liên quan đến các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn NHPT Việt Nam, về định hướng, chính sách của NHPT Việt Nam với các dự án ĐTTT ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhpt việt nam (Trang 76 - 80)