a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
1.3.4 Số tiền nợ gốc, lãi mà ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài
phản ánh chất lượng tín dụng, hiệu quả của hoạt động cho vay ĐTTT ra nước ngoài. Nếu số lượng dự án phải xử lý rủi ro ít cho thấy ngân hàng đang thực hiện tốt công tác cho vay và nên mở rộng đối với hoạt động này.
1.3.4 Số tiền nợ gốc, lãi mà ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoàidự án ĐTTT ra nước ngoài dự án ĐTTT ra nước ngoài
Hoạt động tín dụng không chỉ có cho vay mà gắn liền với nó là công tác thu hồi nợ. Công tác thu hồi nợ được đánh giá ở các chỉ tiêu sau:
- Có chính sách thu hồi nợ phù hợp để thu hồi được nhanh và đầy đủ nhất. Chính sách thu hồi nợ được thể hiện ở những quy định về thời hạn, kỳ hạn thu nợ, các giải pháp tín dụng mà ngân hàng đưa ra, các biện pháp hành chính hoặc tố tụng và điều kiện áp dụng nó đối với từng nhóm, loại dự án, khoản vay phải thu hồi. Chính sách thu hồi nợ phải đảm bảo phù hợp pháp luật, mục tiêu của NHPT và Chính phủ trong từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, lĩnh vực dự án.
- Tỷ lệ các khoản vay phải xử lý rủi ro qua các năm trên tổng số các dự án ĐTTT ra nước ngoài được vay vốn cũng phản ánh hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy hoạt động cho vay ĐTTT ra nước ngoài của NHPT đang được thực hiện đúng hướng, có hiệu quả.
Tóm lại, Chương 1 luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về NHPT Việt Nam và lý luận về hoạt động cho vay ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam. Những vấn đề chính được đưa ra là:
NHPT Việt Nam là một tổ chức tín dụng khá đặc biệt, là công cụ của Chính phủ để tài trợ tín dụng cho các dự án, khoản vay để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Hoạt động của nó không đa dạng như các NHTM, các nghiệp vụ mà NHPT Việt Nam triển khai thực hiện phải phù hợp với mục tiêu hoạt động và bản chất pháp lý của nó.
thuộc lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển, có vai trò quan trọng trọng việc hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài ở những lĩnh vực có tác động đến sự phát triển kinh tế trong nước nhưng đòi hỏi thời hạn đầu tư dài, quy mô vốn lớn. Việc đánh giá hoạt động cho vay đối với dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam được xem xét ở các chỉ tiêu về số lượng dự án, giá trị cho vay và hiệu quả cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài...
Cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam chịu sự tác động của nhiều yếu tố hơn so với cho vay các dự án đầu tư trong nước, đó là các yếu tố do môi trường kinh doanh quốc tế của dự án ĐTTT ra nước ngoài.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
2.1 CHÍNH SÁCH CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAMCỦA NHPT VIỆT NAMCỦA NHPT VIỆT NAM CỦA NHPT VIỆT NAM
2.1.1 Cơ sở pháp lý của chính sách cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam ngoài của NHPT Việt Nam ngoài của NHPT Việt Nam ngoài của NHPT Việt Nam
2.1.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động cho vay ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam
- Các Hiệp định của Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài về việc hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước. Trong các hiệp định này có thể quy định chi tiết hoặc quy định nguyên tắc chung làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án ĐTTT ra nước ngoài.
- Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Nghị định này có hiệu lực đến ngày 20/10/2011, khi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP thay thế Nghị định số 151/2006/NĐ- CP. Tuy nhiên đến thời điểm nghiên cứu, tháng 6 năm 2012, NHPT Việt Nam chưa ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai nghiệp vụ theo Nghị định số 75/2011/NĐ- CP và các quy định về cho vay dự án ĐTTT ra nước ngoài. Các quy định tại Nghị định riêng đối với cho vay dự án ĐTTT ra nước ngoài tại Nghị định 75/2011/NĐ- CP cũng không có thay đổi so với quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. Các văn bản pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho các hoạt động nghiệp vụ của NHPT Việt Nam.
- Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”. Theo đó, định hướng thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài như sau:
Về địa bàn đầu tư ra nước ngoài: Tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như
Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên Bang Nga..., từng bước mở rộng đầu tư sang các nước và thị trường mới như Mỹ La Tinh, Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế Việt Nam.
Về lĩnh vực ưu tiên đầu tư ra nước ngoài:
+ Hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án cụ thể. Hiện nay các dự án Thủy điện Xekaman1, Xekaman3, dự án trồng và chăm sóc cao su tại Lào vay vốn tại NHPT Việt Nam đều theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: + Luật Đầu tư số 59/3005/QH11 của nước CHXHCN Việt Nam.
+ Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về ĐTTT ra nước ngoài.
+ Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 29/20/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế của nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài
Điểm đáng lưu ý là trong khi các tổ chức tín dụng khác khi thực hiện cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài thì phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 10/2006/TT-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để thực hiện ĐTTT ra nước ngoài thì NHPT Việt Nam lại không thuộc đối tượng điều chỉnh, không phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này.
2.1.1.2. Nguyên tắc áp dụng luật
Các vấn đề về điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và những nội dung có liên quan đến khoản vay của dự án ĐTTT ra nước ngoài được thực hiện theo các quy định ghi trong Hiệp định giữa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại.