a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
3.2.2.5 Thực hiện công tác quảng bá thông tin về chính sách cho vay của NHPT Việt Nam đối với các dự án
NHPT Việt Nam đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài
Cho đến nay, mặc dù đã chuyển sang hoạt động với hình thức là ngân hàng được hơn năm năm nhưng NHPT Việt Nam vẫn ít được biết đến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Trong khi đó, để mở rộng cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài, NHPT Việt Nam không thể chỉ trông chờ vào các dự án do Chính phủ chỉ định mà còn phải tự tìm kiếm những dự án thuộc đối tượng cho vay, có tính khả thi để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị, đưa chính sách ưu đãi tín dụng của nhà nước đến với các doanh nghiệp nhiều hơn nữa. Để các doanh nghiệp biết đến NHPT Việt Nam nói chung và chính sách cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam nói riêng, NHPT Việt Nam có thể triển khai các biện pháp, hình thức quảng bá thông tin:
- Thực hiện quảng bá thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tham gia các hội thảo, diễn đàn xúc tiến đầu tư, tham gia ngày hội thương hiệu của các ngân hàng;
- Tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng;
- Nâng cấp, đổi mới giao diện và nội dung trang tin điện tử của ngân hàng theo hướng thuận tiện tra cứu, có đầy đủ các thông tin về chính sách cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài.
- Chủ động tra cứu thông tin về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong nước để giới thiệu với khách hàng về hoạt động của NHPT Việt Nam.
ĐTTT ra nước ngoài không chỉ giúp các doanh nghiệp, tổ chức, các nhà đầu tư biết đến NHPT Việt Nam mà thông qua đó NHPT Việt Nam cũng có cơ hội để nắm bắt, tìm hiểu tình hình thị trường, nhu cầu và xu hướng đầu tư. Thông qua việc thực hiện các hình thức quảng bá này, NHPT Việt Nam có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các nhà đầu tư, có dịp để trao đổi và nắm bắt tình hình, thuận lợi cho ngân hàng trong việc đánh giá khách hàng, thị trường, thu thập thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án và các hoạt động khác của ngân hàng.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành
- Chính phủ và các Bộ, ngành mà trước hết là Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư cần ban hành cơ chế riêng về tín dụng đầu tư của Nhà nước cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Trong đó, giải quyết các vướng mắc do đặc thù của dự án ĐTTT ra nước ngoài, vừa tạo thuận lợi cho NHPT Việt Nam triển khai chính sách cho vay đối với các dự án này, vừa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn nữa với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
- Chính phủ ban hành quy định về đồng tài trợ, hợp tác giữa NHPT Việt Nam và các ngân hàng thương mại đối với cho vay các dự án hay quản lý, thu hồi nợ khoản vay khi có dòng tiền về từ doanh nghiệp quản lý dự án tại nước ngoài.
- Chính phủ quan tâm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho NHPT Việt Nam trong quá trình thẩm định, cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài, chỉ đạo các Bộ, ngành thiết lập kênh thông tin đầy đủ, kịp thời hơn nữa về chính sách, quy định của các nước tiếp nhận đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư và ngân hàng trong công tác thẩm định và quản lý cho vay.
Ngân hàng Nhà nước cho phép NHPT Việt Nam được hoạt động ngoại hối và thanh toán quốc tế. Có như vậy, NHPT Việt Nam có thể chủ động trong việc huy động vốn và giải ngân, thu nợ các dự án ĐTTT ra nước ngoại bằng ngoại tệ. Qua đó giảm bớt khâu trung gian thực hiện giải ngân, thu nợ. Điều này là yêu cầu tất yếu để NHPT Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà cụ thể là Cục đầu tư nước ngoài, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho NHPT Việt Nam như hệ thống thông tin, kinh nghiệm về đầu tư ra nước ngoài, kỹ năng quản lý, theo dõi các dự án ĐTTT ra nước ngoài…
3.3.2 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại
Đề hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, NHPT Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, phối hợp tốt của các NHTM, đặc biệt là trong công tác thanh toán quốc tế. NHPT Việt Nam hoạt động không cạnh tranh với các NHTM, sự hợp tác với ngân hàng thương mại trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích, cùng có lợi.
Ngoài ra, các NHTM có hệ thống các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nước ngoài, có thể hỗ trợ tốt cho NHPT Việt Nam trong việc thu thập thông tin, kiểm tra, kinh nghiệm quản lý cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài.
3.3.3 Kiến nghị đối với các chủ đàu tư dự án ĐTTT ra nước ngoài
Hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT Việt Nam được củng cố phát triển không chỉ có lợi cho Ngân hàng mà còn giúp Ngân hàng phục vụ ngày càng tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đầu tư, mở rộng địa bàn và phạm vi hoạt động. Hiệu quả công tác này của NHPT Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào các dự án ĐTTT ra nước ngoài, là nơi trực tiếp sử dụng, quyết định hiệu quả đồng vốn của NHPT Việt Nam. Do đó đề nghị các doanh nghiệp thực hiện ĐTTT ra nước ngoài cần nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo điều kiện về vốn tự có và chủ động xử lý các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo trả nợ NHPT Việt Nam đúng hạn. Chủ động tìm kiếm thông tin về thị trường, học hỏi kinh nghiệm về ĐTTT ra nước ngoài của các doanh nghiệp khác. Có thiện chí phối hợp với NHPT Việt Nam thực hiện và giải quyết các vướng mắc có thể phát sinh.
KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và việc thực thi các chính sách của Nhà nước. Qua quá trình nghiên cứu về lý luạn cũng như thực tiễn hoạt động này của NHPT Việt Nam từ khai mới triển khai thực hiện cho đến nay, luận văn đã hệ thống hóa được những nội dung lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT. Thực trạng hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam cho thấy còn nhiều khó khăn và hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Các giải pháp, kiến nghị thực hiện giải pháp đưa ra đối với Chính phủ, các Bộ ngành và NHPT Việt Nam nhằm làm hoạt động này phát triển về cả số lượng và chất lượng tín dụng, đóng góp được nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do khả năng của bản thân và điều kiện về thời gian có hạn nên trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân, các đồng nghiệp tại NHPT Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Hường, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hường (2005), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Lao
động-Xã hội.
2. Nguyễn Thị Hường (2004), Quản trị dự án và Doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài – FDI, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Chính phủ, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng
đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về
việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam
5. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 14/4/2010 về việc
ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia.
6. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Ngân hàng Phát triển,
NXB Lao động- xã hội, Hà Nội.
7. Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng hợp kết quả đầu tư ra nước ngoài tháng
2/2011.
8. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quyết định số 41/QĐ-NHPT ngày
14/9/2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Sổ tay nghiệp vụ cho vay vốn tín dụng đầu
tư của Nhà nước
10.Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Công văn số 4391/NHPT-CSPT ngày
01/11/2010 về việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại theo Quyết định số 482/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
11.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ năm 2009.
12.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ năm 2010.
13. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ năm 2011.