a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
2.1.2 Chính sách cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam
định về cho vay đầu tư tại Nghị định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư của Chính phủ tại Nghị định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2.1.2 Chính sách cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt NamViệt Nam Việt Nam
2.1.2.1. Đối tượng vay vốn
NHPT Việt Nam thực hiện cho vay thực hiện các dự án ĐTTT ra nước ngoài theo các Hiệp định của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án này phù hợp với chính sách phát triển, đầu tư của Việt Nam trong từng thời kỳ và do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đầu tư thực hiện. Trong giai đoạn 2006 – 2011, phạm vi đối tượng được vay vốn cho vay thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam ít có thay đổi, tập trung vào các dự án đầu tư hạ tầng, khái thác tài nguyên và phát triển rừng.
2.1.2.2. Điều kiện vay vốn
- Điều kiện đối với khách hàng vay vốn:
+ Được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. + Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đầu tư, dự án vay vốn.
+ Có khả năng tài chính, bộ máy quản lý doanh nghiệp đủ năng lực và trình độ chuyên môn để quản lý, thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoài.
+ Có vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án với mức tối thiểu bằng 15% tổng vốn đầu tư tài sản cố định của dự án.
- Điều kiện đối với dự án
+ Được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận.
+ Được lập và phê duyệt phù hợp pháp luật hiện hành của Việt Nam về quản lý đầu tư ra nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư.
+ Được NHPT Việt Nam thẩm định có hiệu quả tài chính, có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn vay vốn của dự án, được NHPT Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và quyết định cho vay.
Việc NHPT Việt Nam thẩm định dự án có thể trên cơ sở yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi hồ sơ đươc chuyển tới vay vốn NHPT Việt Nam hoặc sau khi NHPT tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên đây là điều kiện cần thiết để dự án được NHPT Việt Nam chấp thuận cho vay.
2.1.2.3. Các điều kiện tín dụng
- Mức vốn vay
Mức vốn cho vay được xác định đối với từng dự án trên cơ sở dự án do khách hàng gửi đến NHPT Việt Nam và đã được NHPT thẩm định. Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện để thực hiện, thì NHPT Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính ðể trình Thủ týớng Chính phủ xem xét, quyết định.
Từ tháng 11 năm 2011, mức vốn cho vay ở NHPT Việt Nam còn bị giới hạn bởi quy định mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT Việt Nam. Tuy nhiên có trường hợp riêng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì mức cho vay có thể vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT Việt Nam. Ví dụ như việc cho vay đối với dự án Thủy điện Xekaman1 của Công ty Cổ phần Ðiện Việt Lào.
- Đồng tiền cho vay và trả nợ
Đồng tiền cho vay và trả nợ là đồng Việt Nam. Trường hợp chủ đầu tư có tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn tại NHPT Việt Nam thì NHPT Việt Nam xem xét cho vay bằng ngoại tệ đối với các chi phí thanh toán bằng ngoại tệ nếu chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ để trả nợ.
- Thời hạn cho vay và trả nợ
Thời hạn cho vay và trả nợ của từng dự án được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, đặc điểm của dự án nhưng không quá 12 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Trong giai đoạn 2006 – 2011, đối với một số dự án đặc thù (dự án Nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) cần có thời gian vay vốn trên 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay tối đa là 15 năm. Đối với dự án đầu tư phát triển cây cao su thì thời gian ân hạn không được vượt quá thời gian từ khi trồng mới đến khi khai thác (tối đa không quá 06 năm).
- Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay của NHPT Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011 thực hiện theo quyết định của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ. Thực tế các mức lãi suất này luôn thấp hơn mức lãi suất cho vay cùng loại của các ngân hàng thương mại tại cùng thời điểm và ít bị điều chỉnh thay đổi hơn. Điều này phù hợp với tính chất, mục đích hoạt động của NHPT Việt Nam là không vì lợi nhuận và hỗ trợ tài chính cho các dự án theo chính sách của Chính phủ.
Bảng 2.1. Lãi suất cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam từ năm 2006 đến 2011
STT Thời điểm quy định Mức lãi suất (%/năm) 1 7/5/2005 5,4 2 16/1/2007 9 3 26/9/2007 12 4 19/10/2008 10,2 5 12/2/2009 6,9 6 1/10/2010 9,6 7 1/2/2011 11,4
(Nguồn: tổng hợp từ các thông báo lãi suất cho vay của NHPT Việt Nam)
Lãi suất nợ quá hạn vay vốn tại NHPT Việt Nam bằng 150% lãi suất nợ trong hạn. Lãi suất cho vay đối với các dự án ÐTTT ra nước ngoài được NHPT Việt Nam áp dụng cố định, không thay đổi trong suốt thời hạn vay vốn. Ðây cũng là một ưu
đói, hỗ trợ lớn của NHPT Việt Nam về lãi suất cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài. - Bảo đảm tiền vay:
Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn.
Đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài, tài sản hình thành từ vốn vay được đầu tư ở nước ngoài, do đó việc dựng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm tiền vay cho NHPT gần như không thể thực hiện được. Đa số là được miễn bảo đảm tiền vay bằng tài sản, chỉ yêu cầu có bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của Tổng Công ty, Tập đoàn.
Bảng 2.2. Thống kê về bảo đảm tiền vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam
STT Dự án Bảo đảm tiền vay
1 Thăm dò tỉ mỉ muối mỏ tại Lào Miễn bảo đảm tiền vay
2 Thuỷ điện Xekaman 3
Miễn bảo đảm tiền vay theo văn bản số 2111/TTg-KTTH ngày 19/12/2006 của TTCP
3 Thủy điện Xekaman 1 Miễn bảo đảm tiền vay
4 Đầu tư PTKT tại Attapu- Lào Miễn bảo đảm tiền vay
5 Đầu tư PTKT tại Nam Lào Miễn bảo đảm tiền vay
6 Trụ sở mới chính quyền Viên Chăn-
Lào
Tài sản khác có giá trị tối thiểu là 15% vốn vay
7 Đầu tư xây dựng máy nghiền bột
thạch cao tại Lào
Tài sản khác có giá trị tối thiểu là 15% vốn vay
8 Trồng và chăm sóc cao su tại Lào Bảo lãnh của Tập đoàn cao su
Việt Nam
9 Trồng cao su tại Campuchia của
Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
Bảo lãnh của Tập đoàn cao su Việt Nam
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo của Sở giao dịch I- NHPT Việt Nam) 2.1.2.4. Quản trị rủi ro các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam
a. Tổ chức bộ máy thực hiện quản trị rủi ro
đơn vị tham gia từ khâu thẩm định, ký kết hợp đồng tín dụng… cho đến khâu xử lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị:
Ban tín dụng đầu tư: Là đơn vị chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đầu tư, trong đó có hoạt động cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam. Đồng thời tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các đơn vị trong hệ thống về hoạt động cho vay đầu tư; phối hợp với Ban Kiểm tra nội bộ kiểm tra việc thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.
Ban thẩm định: Ban thẩm định có nhiệm vụ thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án ĐTTT ra nước ngoài, thực hiện thẩm định các dự án ĐTTT ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam. Tham gia cảnh báo trước khi cho vay đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của Chi nhánh. Thực tế trong các năm qua, các dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn tại NHPT Việt Nam đều do Ban thẩm định chủ trì công tác thẩm định.
Trung tâm Xử lý nợ: Tổng hợp, phân tích kết quả phân loại nợ của Sở giao dịch I, thực hiện việc theo dõi phân loại nợ và là đầu mối hướng dẫn thực hiện thủ tục xử lý rủi ro cho các dự án. Ngoài ra, Trung tâm Xử lý nợ là đơn vị đầu mối quản lý, hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm của dự án khi cần thiết.
Trung tâm khách hàng: tổng hợp thông tin về khách hàng vay vốn tại NHPT Việt Nam và cung cấp cho toàn hệ thống NHPT, là đầu mối yêu cầu cơ quan thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin tín dụng về các doanh nghiệp. Khi nhận được yêu cầu của Sở giao dịch I, Trung tâm khách hàng sẽ đề nghị cơ quan thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng, kết hợp với các thông tin thu thập từ các nguồn khác và tự đánh giá, Trung tâm khách hàng sẽ cung cấp thông tin cho Sở giao dịch I và có những cảnh báo cần thiết về khách hàng cho Sở giao dịch I.
Trong quá trình giải ngân và thu nợ, Sở giao dịch I là đơn vị trực tiếp thực hiện việc giải ngân và thu hồi nợ. Ban tín dụng đầu tư tại Hội sở chính là đơn vị
theo dõi, quản lý và kiểm tra hoạt động này của Sở giao dịch I. Trong trường hợp cần thiết, Ban Tín dụng đầu tư sẽ có những hỗ trợ nhất định cho Sở giao dịch I.
Tại Sở giao dịch I, tham gia chủ yếu vào hoạt động cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài gồm các phòng: Phòng tín dụng, Phòng kế hoạch - tổng hợp, Phòng kế toán. Tuỳ thuộc từng giai đoạn của quy trình cho vay, thu nợ đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài mà các đơn vị này có những nhiệm vụ, công việc cần thiết, phối hợp với nhau.
b. Chính sách quản trị rủi ro
NHPT Việt Nam chưa ban hành chính sách quản trị rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng còn yếu và chưa được thể hiện một cách rõ ràng, chưa thực hiện nhận diện và đo lường rui ro tín dụng như một công việc riêng và thực hiện có bải bản. Việc phòng ngừa rủi ro tín dụng được thể hiện qua quá trình thẩm định, giám sát khoản vay chưa được thực hiện bài bản theo chính sách nhất quán.
Từ đầu năm 2010, trong khi chính sách về giám sát tuân thủ chưa được củng cố, NHPT Việt Nam đưa khâu “cảnh báo trước khi cho vay” vào quy trình cho vay nhằm phát hiện nguy cơ rủi ro sau khi đã thẩm định và quyết định cho vay. Đồng thời, Ban Pháp chế tại Hội sở chính thực hiện rà soát hợp đồng tín dụng trước khi giao cho Sở giao dịch, Chi nhánh ký hợp đồng tín dụng. Tại các khâu này, các đơn vị tại hội sở chính căn cứ hồ sơ cho vay của Sở giao dịch I để có những kết luận cảnh báo cần thiết trước khi Sở giao dịch I ký kết hợp đồng và giải ngân cho khách hàng. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả của công tác này phải được xem xét thêm vì mặc dù đưa ra các thông tin cảnh báo trước cho Sở giao dịch I nhưng chưa có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung cảnh báo. Việc rà soát hợp đồng của Ban Pháp chế đơn thuần là việc đối chiếu nội dung dự thảo hợp đồng so với mẫu hợp đồng để phát hiện sai sót hoặc sửa đổi những căn cứ giao kết hợp đồng, chưa thực sự có ý nghĩa là phát hiện, cảnh báo những nguy cơ rủi ro pháp lý.
c. Hệ thống thông tin phục vụ quản trị rủi ro
đơn vị có thể tra cứu phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro. Bản tin tình hình thị trường được thực hiện hàng tuần nhưng chỉ mang ý nghĩa là tổng hợp những thông tin khái quát nhất về thị trường, không có tính dự báo và đầy đủ cho các lĩnh vực, ngành nghề. NHPT Việt Nam chưa chủ động tiếp nhận, thu thập thông tin về tình hình thị trường nước tiếp nhận đầu tư đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Kênh thông tin cũng còn rất hạn hẹp, chủ yếu do khách hàng cung cấp hoặc cơ quan chủ quan nhà nước thông báo. Do đó các thông tin này thiếu tính kiểm chứng và có thể không khách quan, toàn diện. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHPT Việt Nam cũng chưa được triển khai, các Sở giao dịch, Chi nhánh không được chủ động thu thập thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước mà phải thông qua Trung tâm khách hàng thuộc Hội sở chính NHPT Việt Nam thực hiện. Việc tiếp nhận và phân tích thông tin phục vụ quản trị rủi ro phụ thuộc nhiều vào tính chủ động và kinh nghiệm của cán bộ quản lý khoản vay.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 NƯỚC NGOÀI CỦA NHPT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
2.2.1 Thực trạng quy trình cho vay các dự án ĐTTT ra nước ngoài tại NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 NHPT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011
Trên cơ sở giới thiệu về quy trình cho vay của NHPT Việt Nam đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài thông qua sơ đồ, thực trạng tình hình thực hiện quy trình cho vay sẽ được trình bày, phân tích tại từng bước trong quá trình đó tại NHPT Việt Nam.
Hình 2.1. Quy trình cho vay của NHPT Việt Nam đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài
Khách hàng
Sở giao dịch I Hội sở chính
(Nguồn: Sổ tay nghiệp vụ cho vay tín dụng đầu tư của NHPT Việt Nam) 2.2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thẩm định dự án ĐTTT ra nước ngoài
a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
- Đơn vị tiếp nhận: Sở giao dịch I, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn tại NHPT Việt Nam, kiểm tra danh mục hồ sơ khách hàng gửi đến. Trong trường
DA phân cấp
Hồ sơ vay Hướng dẫn về hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ Bổ sung tàliệu Thẩm định Thẩm định lại từ chối cho vay Đồng ý cho
vay Rà soát lại
Cảnh báo Từ chối cho vay Đồng ý cho vay Tạm ngừng,bổ sung,chỉnh sửa Ký hợp đồng