Nguyên nhân từ phía NHPT Việt Nam

Một phần của tài liệu đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhpt việt nam (Trang 66 - 70)

a. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía NHPT Việt Nam

Chính sách cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài của NHPT Việt Nam chưa được ban hành đầy đủ, không ổn định và thiếu tính đồng bộ nên không hấp dẫn được các khách hàng vay vốn. Từ năm 2006, Nghị định 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được ban hành đã có quy định về cho vay đầu tư ra nước ngoài của NHPT Việt Nam. Quy chế cho vay tín dụng đầu tư và Sổ tay nghiệp vụ cho vay tín dụng đầu tư của NHPT

Việt Nam được ban hành cuối năm 2006 - đầu năm 2007 đều không có nội dung quy định, hướng dẫn riêng về cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Từ năm 2009 NHPT Việt Nam mới ban hành văn bản quy định về nghiệp vụ này nhưng mới dừng lại ở các dự án của Tập đoàn cao su Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam. NHPT Việt Nam chưa có hướng dẫn riêng cho việc thẩm định các dự án ĐTTT ra nước ngoài. NHPT Việt Nam cũng chưa có quy định chính thức riêng mang tính cơ chế về cho vay ngoại tệ đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Việc cho vay bằng ngoại tệ đối với các dự án này vẫn thực hiện như cơ chế đặc thù đối với từng dự án.

Trình độ nhân lực của NHPT Việt Nam còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong việc cho vay đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Bân cạnh đó, việc thiếu các chỉ tiêu thẩm định phù hợp với đặc điểm các dự án ĐTTT ra nước ngoài, hướng dẫn về giám sát khoản vay… dẫn đến việc kéo dài thời gian thẩm định, giải ngân do bản thân ngân hàng còn lúng túng trong hoạt động này.

NHPT Việt Nam chưa có văn phòng đại diện, mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài để thuận tiện cho công tác giám sát dự án và thu hồi nợ. Thực tế đa số dự án ĐTTT ra nước ngoài vay vốn NHPT Việt Nam được thực hiện tại Lào, Campuchia nhưng tại cả hai nước này, NHPT Việt Nam đều chưa có văn phòng đại diện, chi nhánh. NHPT Việt Nam cũng chưa xây dựng được mối quan hệ phối hợp với các ngân hàng thương mại cùng cho vay dự án để có cơ chế trao đổi thông tin, hỗ trợ nhau giám sát khách hàng, khoản vay và thực hiện thu nợ. Hiện nay các ngân hàng lớn của Việt Nam đã có văn phòng đại diện, chi nhánh tại nước ngoài là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một số lãnh đạo Ngân hàng và lãnh đạo các cấp thừa hành chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro hoặc chưa có kiến thức bài bản, đầy đủ về công tác này. Việc thực hiện quản trị rủi ro chưa có chủ đích rõ ràng.

NHPT Việt Nam chưa coi trọng đúng mức công tác quảng bá, giới thiệu với các nhà đầu tư về sản phẩm của ngân hàng để thu hút số lượng dự án vay vốn. Ngay

cả trên trang tin điện tử của Ngân hàng cũng chưa có chuyên mục cho các dự án ĐTTT ra nước ngoài.

NHPT Việt Nam không thực hiện đổi mới, cập nhật công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị được kế thừa từ thời kỳ Quỹ Hỗ trợ phát triển, tổ chức tiền thân của NHPT Việt Nam. Các đơn vị mới thành lập hoặc các nhiệm vụ mới được bổ sung mang tính bị động do yêu cầu của công việc và theo chủ nghĩa kinh nghiệm, chưa coi trọng đúng mức tính khoa học, khác quan. Do đó hệ thống tổ chức, chính sách quản trị rủi ro còn yếu dẫn đến nguy cơ rủi ro mặc dù chỉ tiêu kết quả phân loại nợ vẫn khả quan.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhpt việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w