Giai đoạn 6 (2003 – nay)

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 35 - 111)

Làn sóng thứ sáu bắt đầu từ năm 2003, chưa đầy ba năm sau khi làn sóng thứ năm kết thúc. Các làn sóng sáp nhập xảy ra thường xuyên hơn và khoảng

thời gian tĩnh giữa từng làn sóng thu hẹp lại. Làn sóng thứ sáu này có quy mô toàn cầu và giai đoạn này các công ty tập trung vào sự phù hợp nhiều hơn là về

mặt chiến lược của giao dịch cũng như chú ý nhiều hơn vào các vấn đề hoà nhập

hậu M&A.

Hoạtđộng M&A trong giai đoạn này có một sốđặc điểm sau:

 Làn sóng thứ sáu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những vụ bê bối về

quản lý công ty xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng như

luật lệ ra đời sau những vụ bê bối đó, đáng chú ý là Đạo luật Sarbanes- Oxley tại Mỹ.

 Một đặc điểm khác biệt với các làn sóng trước đây là sự tăng cường

hoạt động của các quỹ (các quỹ đầu cơ, quỹ cổ phần tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm) – những chủ thể không có và không thể có chung

các lợi ích chiến lược với công ty tham gia giao dịch. Những quỹ này

mua lượng cổ phần lớn của các công ty, sau đó họ sẽ mua tiếp số cổ

phần còn lại hoặc gây áp lực phải tổ chức lại công ty nhờ vào quyền cổ đông mà họ nắm trong tay.

 Giao dịch M&A diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực: công nghiệp, viễn thông,

sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính… Lĩnh vực ngân hàng là một trong

những lĩnh vực thu hút nhiều hoạt động M&A nhất.

 Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, hoạt động M&A trên thế giới trong thời gian gần

đây đã suy giảm rõ rệt. (xem Hình 1.5)

0 1000 2000 3000 4000 5000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ USD Giá trị thương vụ

Hình 1.5. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới (2000 - 2009)

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy hoạt động M&A đóng một

vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các DN trên thế giới. Bởi hoạt động M&A có thể tạo ra giá trị cộng hưởng, giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn, thể hiện ở sự gia tăng doanh thu và giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh

cũng như khả năng cung ứng sản phẩm đa dạng ra thị trường. Kể từ thập niên 80

đến nay, khi lĩnh vực tài chính trên thế giới ngày càng phát triển, hoạt động

M&A trong lĩnh vực này càng trở nên phổ biến bởi tính hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt, đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động M&A nói chung và trong lĩnh vực tài chính nói riêng sẽ có tiềm năng phát

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI

Những thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh tài chính xuất hiện vào thập

niên 80 của thế kỷ XX. Các ngân hàng và các định chế tài chính nhỏ đều đứng trước nguy cơ bị thâu tóm. Năm 1985, nước Mỹ có 14.000 ngân hàng thì 10 năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sau chỉ còn 11.500 ngân hàng. Trung bình trong thập niên 80 mỗi năm có 355 thương vụ M&A và đầu thập niên 90 là gần 400. [9] Toàn cầu hoá nền kinh tế

kéo theo sự toàn cầu hoá lĩnh vực tài chính. Sang thập niên 90, những thương vụ

M&A có giá trị khổng lồ xuất hiện. Hoạt động M&A không chỉ diễn ra ở Mỹ,

Châu Âu mà còn lan rộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên những thương vụ M&A

trong lĩnh vực tài chính vẫn diễn ra chủ yếu ở Mỹ. Cuối thập niên 90, những thương vụ M&A xuyên biên giới cũng có sự tham gia của các định chế tài chính châu Âu, Châu Á tạo nên làn sóng M&A mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính. Từ

thập niên 90 đến nay, các thương vụ M&A trên thế giới chủ yếu là thuộc lĩnh

vực dịch vụ, trong đó bao gồm lĩnh vực dịch vụ tài chính. Trong khi vào cuối

thập niên 80, hoạt động M&A trong lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 40% trên tổng giá trị các thương vụ M&A trên thế giới, cuối những năm 1990 tỷ lệ này đã

tăng lên mức hơn 60%. [5, tr.35]

2.1.1. Quy mô hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới qua các

năm

Từ năm 2001 đến nay, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị thương vụ. Hình 2.1 cho thấy thực

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ USD 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Giá trị Số lượng thương vụ

Hình 2.1. Quy mô hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới qua

các năm (2000-2009)

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng quý của Thomson Reuters.

Năm 2005 tổng giá trị các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới đạt 421,1 tỷ USD. Năm 2006, tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu đạt 3,8 nghìn tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị các thương vụ M&A được công bố

trong lĩnh vực tài chính trên toàn thế giới là 581,2 tỷ USD, tăng 38% so với năm

2005 và đứng thứ hai sau ngành năng lượng với tổng giá trị thương vụ 600 tỷ

USD. Năm 2007, tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu tăng trưởng mạnh

mẽ. Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính cũng nằm trong xu thế tăng đó và trở thành lĩnh vực có sự tăng trưởng cao nhất với giá trị 730,9 tỷ USD và 4772

thương vụ. Năm 2008, do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái toàn cầu, hoạt động

M&A trên thế giới giảm 29,6% so với năm 2007. Tổng giá trị thương vụ M&A

trong lĩnh vực tài chính là 686,1 tỷ USD vào năm 2008 và 414,6 tỷ USD vào

năm 2009. Tổng giá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính trong hai năm

2008 và 2009 luôn chiếm phần lớn trong tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu, với mức 23% vào năm 2008 và 20% vào năm 2009. (xem Hình 2.2). [44]

43.7% 15.3% 16% 8% 9% 8% 2006 14.5% 9% 14% 16% 41.5% 5% 2007 36% 10% 7% 9% 15% 23% 2008 20% 30% 10% 11% 12% 17% 2009

Hình 2.2. Cơ cấu hoạt động M&A toàn cầu theo lĩnh vực (2006-2009)

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hàng quý của Thomson Reuters (2006-2009). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Cơ cấu hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới

2.1.2.1. Theo khu vực địa lý

Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính chủ yếu diễn ra ở Mỹ và Châu Âu, những nơi có các định chế tài chính ra đời từ rất lâu cùng với một hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A khá hoàn thiện. Năm 2007, hoạt động M&A

438,8 tỷ USD chiếm 54%. Năm 2009 hoạt động M&A tại Mỹ đạt 107,3 tỷ USD

chiếm 23%, tại Châu Âu đạt 229,4 tỷ USD chiếm 51%. [44]

Trong những năm gần đây, hoạt động M&A nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng phát triển khá mạnh mẽ tại châu Á như Nhật Bản và các nền kinh

tế mới nổi như Trung Quốc. Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Châu Á

ngày càng chiếm tỷ trọng lớn về giá trị thương vụ trong hoạt động M&A trong

lĩnh vực tài chính toàn cầu. Năm 2006, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Châu Á chỉ chiếm 13%, sau đó tăng lên 20% vào năm 2007 và 21% trong năm 2009. [44] (xem Hình 2.3). 7% 13% 49% 31% 2006 54% 22% 4% 20% 2007 49% 23% 10% 18% 2008 51% 23% 5% 21% 2009

Hình 2.3. Cơ cấu hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính theo khu vực địa

lý (2006-2009)

2.1.2.2. Theo phân ngành

Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính có sự tham gia của các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và công ty quản lý tài sản… Tuy nhiên hoạt động này chủ yếu diễn ra ở ngành ngân hàng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị các thương vụ M&A trong lĩnh

vực tài chính. Đứng sau ngành ngân hàng là ngành bảo hiểm. Tuy số lượng

thương vụ M&A trong ngành bảo hiểm không nhiều nhưng giá trị thương vụ lại

tương đối lớn. [36]

Năm 2008 và 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại tại các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu chịu những ảnh hưởng nặng nề trong khi ảnh hưởng lên hệ thống tài chính Châu Á là khá ít. Các ngân hàng của Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Nhật Bản tăng trưởng khá mạnh. Trong thời gian tới, hoạt động M&A trong

ngành ngân hàng trên thế giới, theo dự đoán, sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc

biệt là hoạt động M&A qua biên giới. Tại Trung Quốc, các ngân hàng đang thoát

khỏi sự kiểm soát của nhà nước bằng cách bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Một số ngân hàng nước

này cũng mua lại cổ phần của các ngân hàng và các định chế tài chính tại các nước phát triển.

2.2. HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ

QUỐC GIA VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI

2.2.1. Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A

Hoạt động M&A là một quy trình phức tạp chịu tác động của nhiều yếu

tố. Trong đó yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò tác động trực tiếp là luật pháp.

Khi một DN tuyên bố kế hoạch mua lại hay sáp nhập một công ty khác thì DN

của những cơ quan này, một thương vụ M&A trong chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của thị trường. Tại Mỹ, chính phủ đã ban hành rất

nhiều bộ luật quy định về chống độc quyền trong đó quan trọng nhất là ba đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luật Sherman Antitrust Act 1890, Clayton Act 1914 và Hart-Scott-Rodino Antitrust Act 1976.

Đạo luật Sherman được xây dựng nhằm khôi phục lại cạnh tranh và doanh nghiệp tự do bằng cách làm suy yếu các công ty độc quyền. Đạo luật này tuyên bố không một ai hoặc DN nào được phép độc quyền hoá thương mại hoặc

phối hợp hay liên kết với người khác nhằm hạn chế thương mại. Năm 1914,

Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Clayton nhằm bổ sung cho đạo luật Sherman, trong đó cấm các công ty can dự vào việc phân biệt giá cả nhằm giảm tính cạnh

tranh, cấm can dự vào dàn xếp riêng biệt và ràng buộc các hợp đồng làm hạn chế

cạnh tranh. Đạo luật Clayton cũng đã chỉ rõ các hoạt động nào bị coi là hạn chế thương mại bất hợp pháp. Chính phủ Mỹ đã liên tục sử dụng những đạo luật này

để hạn chế độc quyền trong suốt thế kỷ XX. Các cơ quan chống độc quyền của

chính phủ coi nguy cơ độc quyền xuất hiện khi một công ty giành quyền kiểm

soát tới 30% thị trường một loại hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên việc xác định

một công ty có phải là độc quyền hay không còn phụ thuộc vào tầm cỡ của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một công ty có thể được coi là chưa độc

quyền ngay cả khi nó kiểm soát trên 30% thị trường nếu các công ty khác cũng

có những thị phần tương đương. Năm 1920, Toà án tối cao Mỹ đã ra một quyết định mang tính bước ngoặt khi cho rằng tập đoàn kiểm soát hơn một nửa toàn bộ

sản lượng thép của Mỹ không phải là độc quyền. Bên cạnh đó Toà án đã đưa ra

sự phân biệt thận trọng giữa khái niệm khổng lồ và độc quyền và cho rằng quy

mô to lớn của một tập đoàn không nhất thiết là xấu. Năm 1976, Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật Hart-Scott-Rodino. Theo quy định của đạo luật này, tất cả

những thương vụ M&A có giá trị trên 15 triệu USD hay 15% giá trị cổ phiếu của

mại Liên bang. Như vậy các thương vụ M&A lớn đều được theo dõi từ giai đoạn đầu tiên. Cả Bộ Tư Pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang đều có quyền ra lệnh và đình chỉ việc thực hiện và do đó có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch của các

công ty. [22, tr.70-72]

2.1.1.2. Thực trạng phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ

Trong giai đoạn từ 2000 đến năm 2006, lĩnh vực tài chính tại Mỹ hoạt động khá ổn định. Tuy nhiên kể từ năm 2007, lĩnh vực này trải qua rất nhiều

biến động. Tình trạng nợ dưới chuẩn vào năm 2007 đã khiến cho các định chế tài chính lớn ở Mỹ phải chịu rất nhiều tổn thất và tiếp tục đưa nền kinh tế của Mỹ

vào khủng hoảng tín dụng vào năm 2008 - một trong những cuộc khủng hoảng

tồi tệ nhất trong lịch sử tài chính Mỹ.

976 844 993 1033 691 1121 189.2 161.6 163.9 158.1 171.7 107.3 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số thương vụ 0 40 80 120 160 200 Tỷ USD

Số thương vụ Giá trị thương vụ được công bố

Hình 2.4. Quy mô hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ qua các

năm (2004-2009)

Nguồn: Thomson Reuters (2009), Transaction in a challenging environment.

Năm 2004, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ đạt 158,1 tỷ USD và 976 thương vụ. Đến năm 2007, trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ đã có

1033 thương vụ M&A, tăng 4% so với năm 2006 với 993 thương vụ. Năm 2008, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng theo xu hướng giảm 29% của hoạt động M&A nói chung, hoạt động M&A

trong lĩnh vực tài chính giảm sút mạnh, số thương vụ là 691, giảm 33% so với năm 2007. Tổng giá trị thương vụ M&A được công bố năm 2008 là 161,6 tỷ

USD. Tỷ lệ giảm của tổng giá trị các thương vụ M&A so với năm 2007 không

lớn bằng tỷ lệ giảm của số lượng các thương vụ là do trong năm 2008, Bank of

America mua lại Merrill Lynch với giá 48,8 tỷ USD, chiếm tới 30% tổng giá trị M&A được công bố trong lĩnh vực tài chính. Năm 2008, lĩnh vực tài chính ở Mỹ

cũng chứng kiến 25 thương vụ M&A với giá trị rất lớn với tổng giá trị là 137,4 tỷ USD, chiếm 85% trong tổng giá trị các thương vụ được công bố. Giá trị trung

bình của các thương vụ M&A được công bố năm 2008 là 804 triệu USD. Năm

2009, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ đạt 107,3 tỷ USD, với 1121 thương vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do các định chế tài chính hoạt động

kém hiệu quả phải bán lại cho chính phủ và các định chế tài chính khác. [44] Hoạt động M&A được thực hiện bởi chính phủ ngày càng tăng kể từ năm 2007 đến nay khi chính phủ cứu trợ các công ty lâm vào tình trạng phá sản (xem Hình 2.5).

Hình 2.5. Quy mô hoạt động M&A được thực hiện bởi chính phủ Mỹ

Nguồn: Thomson Reuters (2010), Mergers and Acquisitions Review Fourth Quarter 2009.

Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng

Quy mô

Mặc dù hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Mỹ từ năm 2004 đến

2006 tăng cả về giá trị thương vụ và số lượng thương vụ thì năm 2007 và 2008

lại liên tục sụt giảm mạnh. Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, vỡ bong bóng bất động sản cùng với việc các ngân hàng lớn hoạt động thua lỗ, can thiệp của chính

phủ và việc bán cổ phần để tăng vốn. Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 35 - 111)