Thực trạng phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 44 - 51)

Trong giai đoạn từ 2000 đến năm 2006, lĩnh vực tài chính tại Mỹ hoạt động khá ổn định. Tuy nhiên kể từ năm 2007, lĩnh vực này trải qua rất nhiều

biến động. Tình trạng nợ dưới chuẩn vào năm 2007 đã khiến cho các định chế tài chính lớn ở Mỹ phải chịu rất nhiều tổn thất và tiếp tục đưa nền kinh tế của Mỹ vào khủng hoảng tín dụng vào năm 2008 - một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử tài chính Mỹ.

976 844 993 1033 691 1121 189.2 161.6 163.9 158.1 171.7 107.3 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số thương vụ 0 40 80 120 160 200 Tỷ USD

Số thương vụ Giá trị thương vụ được cơng bố

Hình 2.4. Quy mơ hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ qua các

năm (2004-2009)

Nguồn: Thomson Reuters (2009), Transaction in a challenging environment.

Năm 2004, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ đạt 158,1 tỷ USD và 976 thương vụ. Đến năm 2007, trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ đã có

1033 thương vụ M&A, tăng 4% so với năm 2006 với 993 thương vụ. Năm 2008,

cũng theo xu hướng giảm 29% của hoạt động M&A nói chung, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính giảm sút mạnh, số thương vụ là 691, giảm 33% so với

năm 2007. Tổng giá trị thương vụ M&A được công bố năm 2008 là 161,6 tỷ

USD. Tỷ lệ giảm của tổng giá trị các thương vụ M&A so với năm 2007 không lớn bằng tỷ lệ giảm của số lượng các thương vụ là do trong năm 2008, Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 48,8 tỷ USD, chiếm tới 30% tổng giá trị

M&A được cơng bố trong lĩnh vực tài chính. Năm 2008, lĩnh vực tài chính ở Mỹ

cũng chứng kiến 25 thương vụ M&A với giá trị rất lớn với tổng giá trị là 137,4 tỷ USD, chiếm 85% trong tổng giá trị các thương vụ được công bố. Giá trị trung bình của các thương vụ M&A được cơng bố năm 2008 là 804 triệu USD. Năm 2009, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ đạt 107,3 tỷ USD, với

1121 thương vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do các định chế tài chính hoạt động

kém hiệu quả phải bán lại cho chính phủ và các định chế tài chính khác. [44] Hoạt động M&A được thực hiện bởi chính phủ ngày càng tăng kể từ năm 2007

đến nay khi chính phủ cứu trợ các cơng ty lâm vào tình trạng phá sản (xem Hình

2.5).

Hình 2.5. Quy mơ hoạt động M&A được thực hiện bởi chính phủ Mỹ

Nguồn: Thomson Reuters (2010), Mergers and Acquisitions Review Fourth Quarter 2009.

Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng

Quy mô

Mặc dù hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Mỹ từ năm 2004 đến 2006 tăng cả về giá trị thương vụ và số lượng thương vụ thì năm 2007 và 2008 lại liên tục sụt giảm mạnh. Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Mỹ chịu

ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, vỡ bong bóng bất

động sản cùng với việc các ngân hàng lớn hoạt động thua lỗ, can thiệp của chính

phủ và việc bán cổ phần để tăng vốn. Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Mỹ giảm 17% về số lượng thương vụ so với năm 2007. Tuy vậy hoạt động M&A trong ngành ngân hàng vẫn chiếm 72% về giá trị thương vụ và 32% về số

lượng thương vụ trong hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ (xem Hình 2.6). [39] 114 177 110 91 202 210 152 127 116 82.4 118.8 88.4 0 100 200 300 400 500 2005 2006 2007 2008 Số thương vụ 0 40 80 120 160 Tỷ USD

Số thương vụ đã công bố Số thương vụ chưa được công bố

Giá trị thương vụ đã cơng bố

Hình 2.6. Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Mỹ (2005- 2008)

Nguồn: PricewaterhouseCoopers (2009), Transaction in a challenging (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm

Hoạt động M&A trong ngành ngân hàng được thực hiện chủ yếu là đối với các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả và có sự tham gia của chính phủ. Xu

hướng này càng trở nên phổ biến từ sau những bất ổn của nền tài chính Mỹ vào năm 2007 đến nay. Do tổn thất nặng nề từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn và tình

trạng thanh khoản kém, Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang FDIC đã phải bán hai ngân hàng IndyMac và Washington Savings Mutual. Ngân hàng Wachovia phải bán cho Wells Fargo sau cuộc thương lượng không thành công với Citigroup. Hoạt động ngân hàng đầu tư cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng Bear Stearns gặp phải khủng hoảng về thanh khoản và sau đó bị JP Morgan Chase thâu tóm với giá 231 triệu USD và sau đó với giá 1,2 tỷ USD do được Fed cung cấp một khoản tín dụng đặc biệt trị giá 29 tỷ USD. Cũng trong năm 2008, ngân hàng Lehman Brothers buộc phải tuyên bố phá sản vào tháng 9 do khơng thể tìm được đối tác mua lại. Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 49 tỷ USD. Còn 2 ngân hàng đầu tư lớn còn lại là Goldman Sachs và Morgan

Stanley chuyển đổi mô hình hoạt động thành tập đoàn chủ quản ngân hàng và chịu sự quản lý của Fed, Cơ quan kiểm soát tiền tệ Mỹ và FDIC. Nhằm khắc phục hậu quả từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn và vỡ bong bóng bất động sản, chính phủ quyết định quốc hữu hố hai tập đồn địa ốc tài chính Fannie Mae và

Fraddie Mac vào tháng 9 năm 2008. Tính đến 4/12/2009, số lượng các ngân

hàng Mỹ phải đóng cửa từ đầu năm lên tới mức kỷ lục là 130 ngân hàng, cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1992 tới nay. Trong đó bao gồm ngân hàng lớn thứ tư – Ngân hàng AmTrust Bank tại bang Ohio, với tổng trị giá tài sản 12 tỷ USD và 8 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Ngân hàng New York Community Bank ở bang New York đã tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại khoảng 9 tỷ USD tài sản của AmTrust. [39]

Hoạt động M&A ngân hàng có yếu tố nước ngoài giảm sút mạnh. Năm

nước ngồi giảm xuống cịn 12 thương vụ, giảm 40% so với mức 20 thương vụ năm 2007. Tổng giá trị các thương vụ M&A ngân hàng có yếu tố nước ngồi được cơng bố giảm từ 39,5 tỷ USD năm 2007 xuống 21,8 tỷ USD năm 2008.

Các quỹ đầu tư nhà nước đã cắt giảm đầu tư vào ngành ngân hàng Mỹ do những thua lỗ trong năm 2008. Hoạt động M&A ngân hàng có sự tham gia của nhà đầu

tư nước ngoài chiến lược giảm sút mạnh so với năm 2007 do một số ngân hàng

lớn ở Châu Âu, đặc biệt tại Anh đã bị quốc hữu hoá. [39]

Các thương vụ M&A bằng vốn cổ phần cá nhân có nhiều biến động từ năm 2006 đến 2009. Đặc biệt, giá trị đầu tư bằng vốn cổ phần trong năm 2008

lên tới mức 4,6 tỷ USD, tăng cao so với mức 1,1 tỷ USD năm 2007. Nguyên nhân là do các ngân hàng Mỹ ln có nhu cầu tăng vốn từ sau cuộc khủng hoảng tín dụng cùng với sự sẵn có về nguồn vốn của các quỹ đầu vốn cổ phần cá nhân.[39]

Hoạt động M&A trong ngành bảo hiểm

Quy mô 55 58 51 44 180 185 236 200 49.6 17.2 21.4 21.7 0 50 100 150 200 250 300 350 2005 2006 2007 2008 Số thương vụ 0 10 20 30 40 50 60 Tỷ USD

Số lượng các thương vụ được công bố Số lượng các thương vụ chưa công bố Giá trị các thương vụ được cơng bố

Hình 2.7. Hoạt động M&A trong ngành bảo hiểm tại Mỹ (2005-2008)

Nguồn: PricewaterhouseCoopers (2009), Transaction in a challenging environment.

Hoạt động M&A trong ngành bảo hiểm tại Mỹ có dấu hiệu chững lại kể từ cuối năm 2005 do các công ty bảo hiểm tập trung vào việc bảo toàn vốn. Hoạt

động M&A trong ngành bảo hiểm năm 2005 đạt 49,6 tỷ USD. Năm 2006 con số

này chỉ còn 17,2 tỷ USD. Số thương vụ M&A trong ngành bảo hiểm năm 2008 giảm 15% so với năm 2007, trong khi tổng giá trị các thương vụ tăng 1% so với

năm 2007 phần lớn là do 2 siêu giao dịch chiếm 50% tổng giá trị các thương vụ được công bố - Liberty Mutual mua lại Safeco Corporation với giá 6,1 tỷ USD

và Tokio Marine Holdings mua lại Philadelphia Consolidated Holdings với giá 4,7 tỷ USD (xem Hình 2.7). [39]

Đặc điểm

Hoạt động M&A trong ngành bảo hiểm cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng. Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm của

Mỹ trở nên kém sôi động. Các công ty bảo hiểm nhân thọ chịu áp lực nhiều hơn so với công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn. Nguyên nhân là do các công ty bảo hiểm nhân thọ trong thời gian vừa qua thua lỗ rất nhiều từ hoạt động đầu tư và phải duy trì dự trữ tối thiểu nhằm đảm bảo tình hình kinh doanh. Chính điều này khiến cho một số công ty bảo hiểm phải thực hiện M&A trong năm 2009 và trong thời gian tới.

Hầu như các thương vụ M&A được thực hiện bởi những cơng ty có tình hình tài chính tốt. Các thương vụ M&A được thực hiện bằng vốn cổ phần cá

nhân chỉ chiếm 7% trong tổng số các thương vụ M&A trong năm 2007 và 8%

trong năm 2008. Mặc dù trong năm 2008, số lượng thương vụ M&A trong ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo hiểm được thực hiện bằng vốn cổ phần cá nhân tăng 23% so với năm 2007

nhưng lại giảm 77% về tổng giá trị các thương vụ.

Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến hoạt động M&A trong ngành bảo hiểm tại Mỹ. Năm 2008, 7 trong số 10 thương vụ M&A là được thực

gian gần đây, khi đồng USD mạnh hơn, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngồi

đến thị trường này có dấu hiệu chững lại. [39]

Hoạt động M&A trong lĩnh vực quản lý tài sản

Hoạt động M&A trong lĩnh vực quản lý tài sản tại Mỹ có rất nhiều biến

động trong thời gian gần đây. Năm 2005, hoạt động M&A trong ngành quản lý tài sản tại Mỹ đạt 27,6 tỷ USD. Năm 2007, tổng giá trị các thương vụ là 35 tỷ USD. Năm 2008, con số này là 4,4 tỷ USD năm 2008, giảm 86% so với năm 2007. Số thương vụ giảm 51% từ 194 thương vụ năm 2007 xuống 95 thương vụ

năm 2008 (xem Hình 2.8). [39] 48 37 44 24 150 71 116 119 35 4.4 16.5 27.6 0 100 200 300 2005 2006 2007 2008 Số thương vụ 0 10 20 30 40 50 Tỷ USD

Số thương vụ được công bố Số thương vụ chưa cơng bố

Giá trị thương vụ đã cơng bố

Hình 2.8. Hoạt động M&A trong ngành quản lý tài sản tại Mỹ (2005-2008)

Nguồn: PricewaterhouseCoopers (2009), Transaction in a challenging

environment.

Trong thời gian gần đây, số lượng các thương vụ M&A trong ngành quản lý tài sản tại Mỹ giá trị trên 1 tỷ USD có dấu hiệu giảm. Năm 2007, có 9 thương vụ M&A trong ngành quản lý tài sản có giá trị trên 1 tỷ USD, nhưng con số này

năm 2008 là 1 giao dịch – Legg Masson phát hành 1.3 tỷ USD tín phiếu chuyển đổi cho Kohlberg Kravis Roberts.

Sự sụt giảm của hoạt động M&A trong ngành quản lý tài sản kể từ năm

2008 đến nay là do khủng hoảng kinh tế, sự hạn chế về tín dụng để thực hiện các

giao dịch cũng như sự thiếu vắng của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào hoạt động M&A trong ngành quản lý tài sản chỉ chiếm 13% trong tổng số các giao dịch được công bố, trong đó khơng có giao dịch nào

được thực hiện bởi các quỹ đầu tư nhà nước. Các giao dịch được thực hiện bằng

vốn cổ phần cá nhân chiếm phần lớn trên tổng số các thương vụ M&A trong ngành quản lý tài sản. Năm 2007, các giao dịch thuộc loại này chiếm 18% tổng số giao dịch được công bố. Năm 2008, tỷ lệ này đã tăng lên mức 21%. [39]

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 44 - 51)