Giai đoạn 4 (1981 – 1989)

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 32 - 33)

Làn sóng thứ tư bắt đầu từ năm 1981. Hoạt động M&A trên thế giới thời kỳ này có một sốđặc điểm sau:

 Những nới lỏng về luật chống độc quyền, đặc biệt ở Mỹ dưới thời

Tổng thống Ronald Reagan và ở Anh dưới thời Thủ tướng Margaret

Thatcher đã tạođiều kiện thuận lợi cho hoạtđộng M&A thời kỳ này.

 Các giao dịch không đồng thuận tăng một cách đáng kể, vai trò của “người vây hãm công ty”3 tăng lên, các chiến lược chiến thuật chống

sáp nhập được thực hiện nhiều.

 Các ngân hàng đầu tư và các công ty luật có một vai trò quan trọng hơn nhiều so với làn sóng thứ hai.

3 Thuật ngữ dùng để chỉ những nhà đầu tư tham gia vào quá trình thực hiện một cuộc tiếp quản không đồng

 Sự phát triển của thị trường trái phiếu cấp thấp đã cho phép các công ty thực hiện những siêu sáp nhập. Đặc điểm này đã góp phần làm tăng số lượng các cuộc giao dịch, trong đó các khoản vay nợ được sử dụng

triệt để (LBO4), thậm chí là vay quá tay, và các công ty chuyển sang hình thức công ty tư nhân. Hoạt động M&A diễn ra chủ yếu ở các ngành như dầu mỏ, khí đốt, dược phẩm, ngân hàng và hàng không

(xem Hình 1.4). 0 1000 2000 3000 4000 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 Số lượng thương vụ

Hình 1.4. Số lượng các thương vụ M&A trên thế giới (1981-1989)

Nguồn: Patrick A. Gaughan (2002), Mergers, Acquisitions and Coporate

Structurings, John Wiley and Sons Inc., New York, trang 45.

Làn sóng này kết thúc vào năm 1989 khi Tổng thống Mỹ đã đồng ý thông qua Đạo luật Cải cách, Khôi phục và Cưỡng chế các Tổ chức Tài chính (FIRREA) và Chiến tranh Vùng Vịnh xảy ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)