Đa dạng hoá cách ình thức thực hiện M&A

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 100 - 101)

Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới được thực hiện

dưới nhiều hình thức khác nhau: M&A giữa các định chế tài chính trong nước, giữa định chế tài chính trong nước và định chế tài chính nước ngoài, M&A có sự

tham gia của các quỹđầu tư nhà nước, cá nhân.

Tuy nhiên, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, đặc biệt

là trong ngành ngân hàng thời gian qua dù đã có những bước phát triển mới nhưng phương thức thực hiện còn khá đơn giản, phần nhiều là hợp tác chiến lược

với các đối tác nước ngoài. Các định chế tài chính Việt Nam có thể hợp tác với

nhau, hoạt động theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Mô hình liên kết giữa NH

TMCP Ngoại Thương và NH TMCP Gia Định là một điển hình. Ngoài cam kết đầu tư về tài chính, NHTMCP Ngoại Thương còn cam kết hỗ trợ NHTMCP Gia Định nâng cao năng lực quản trị, điều hành bằng việc cung cấp cho NHTMCP Gia Định các trợ giúp về kỹ thuật trong các lĩnh vực quản trị ngân hàng, dịch vụ

sản phẩm thẻ, dịch vụ điện tử… Việc ký kết giữa hai ngân hàng mở ra tiềm năng

to lớn cho hai bên trong việc phát triển đa năng, đa dịch vụ. Hiện ở Việt Nam

cũng còn một số định chế tài chính tiềm lực còn rất yếu. Nếu chọn phương thức

liên kết với nước ngoài thì không khả thi, bởi đích hướng tới của các đối tác nước ngoài là những định chế tài chính đã có ít nhiều uy tín trên thị trường,

mạng lưới phân phối rộng khắp.[13, tr.88]

Bên cạnh việc chủ động tìm đối tác cho các thị trường truyền thống trong nước, các định chế tài chính Việt Nam nói chung, đặc biệt là các NH TMQD và các NH TMCP lớn có thể hướng sang khai thác những thị trường kinh doanh

mới, nhiều tiềm năng phát triển ở nước ngoài. Thương vụ M&A vào tháng 7

năm 2009 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển IDCC (100% vốn Việt Nam do BIDV và Công ty Phương Nam góp) ký hợp đồng mua lại Ngân hàng

Đầu tư Thịnh Vượng PIB, một ngân hàng tư nhân của Campuchia và đổi tên

thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia là một ví dụ điển hình. Đây có

thể trở thành một hướng đi mới cho các định chế tài chính Việt Nam. [1]

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)