0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các làn sóng M&A trên thế giới

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MA TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VN (Trang 28 -28 )

Nguồn: Boston Consulting Group (2007), The Brave New World of M&A, tr 9.

1.2.1. Giai đoạn 1 (1897 – 1904)

Làn sóng thứ nhất bắt đầu vào năm 1897. Làn sóng này được bắt đầu tại

Mỹ sau khi cuộc suy thoái năm 1893 kết thúc. Cao điểm của làn sóng này là

khoảng thời gian từ năm 1898 tới 1902. Theo nghiên cứu của Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia của Hoa Kỳ, gần 3000 công ty Mỹ chấm dứt hoạt động trong thời kỳ này dưới tác động của M&A. [32, tr.24] (xem Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Số lượng các thương vụ M&A trên thế giới (1897-1904)

Năm Số thương vụ M&A

1897 69 1898 303 1899 1208 1900 340 1901 423 1902 379 1903 142 1904 79

Nguồn: Patrick A. Gaughan (2002), Mergers, Acquisitions and Coporate

structurings, John Wiley & Sons Inc., New York, trang 24.

Hoạt động M&A trên thế giới trong thời kỳ này có một số đặc điểm sau:

 Đa phần các giao dịch thực hiện trong giai đoạn này là M&A theo

chiều ngang, chiếm tới 78,3% tổng số các cuộc sáp nhập thời kỳ này. [32, tr.24] Động cơ chính của các công ty thời kỳ này là giảm cạnh

tranh và khả năng kiểm soát giá.

 Đặc điểm của giai đoạn này là mỗi thương vụ thường có sự tham gia

của nhiều cơng ty: 75% số vụ sáp nhập có liên quan tới ít nhất 5 cơng ty, 26% số vụ có liên quan đến 10 cơng ty trở lên. [32, tr.24]

 Kết quả của làn sóng này đã tạo ra một chế độ gần như độc quyền trong các ngành cơng nghiệp chính: kim khí, thực phẩm, dầu lửa, hố học, xe lửa, máy móc và than đá. Do đó, làn sóng này cịn được gọi là

làn sóng sáp nhập độc quyền. Một số tập đồn được hình thành từ làn

cầu, trong đó có thể kể đến Dupont, Standard Oil (kiểm soát 85% thị

trường nội địa Mỹ), Amerian Tobacco (chiếm lĩnh 90% thị trường),

General Electric, Eastman Kodak và US Steel (chiếm 75% thị trường

thép). Xu hướng tương tự cũng xảy ra tại các thị trường khác, đặc biệt là Đức, Pháp và Anh.

Làn sóng này kết thúc khi thị trường chứng khốn sụp đổ vào năm 1904.

1.2.2. Giai đoạn 2 (1916 – 1929)

Làn sóng thứ hai xuất hiện từ năm 1916. Sự hợp tác giữa các công ty – một phần trong nỗ lực kinh tế giai đoạn Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất đã tạo

điều kiện phát triển hoạt động M&A thời kỳ này. Trong khoảng thời gian từ

1926 đến 1930 có khoảng 4600 các thương vụ M&A. Theo Earl W. Kintner, từ 1921 đến 1933, tổng giá trị tài sản được mua lại thông qua hoạt động M&A là 13

tỷ USD. [32, tr.30]

Hoạt động M&A trên thế giới trong giai đoạn này có một số đặc điểm sau:

 Chính phủ các nước khơng thực thi luật chống độc quyền; trên thực tế họ cịn khuyến khích các cơng ty hợp tác với nhau.

 Các ngân hàng đầu tư tham gia cung cấp vốn cho các thương vụ M&A

và phần lớn số tiền của các thương vụ M&A nằm trong tay của một số

ít ngân hàng đầu tư (đáng kể là J.P.Morgan). Vai trò của các ngân hàng đầu tư trong việc đẩy mạnh thị trường giao dịch vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.

 Đa phần trong tổng số các giao dịch của làn sóng thứ hai là M&A theo

chiều dọc, một số ít là M&A kết hợp. Làn sóng thứ hai cịn được gọi là làn sóng sáp nhập độc quyền nhóm. Các thương vụ M&A đã tạo ra

những nền kinh tế lớn với quy mô rộng, giúp các công ty trở nên vững mạnh hơn về mặt kinh tế.

 Các giao dịch M&A xảy ra chủ yếu ở các lĩnh vực mỏ, dầu lửa, thực phẩm, hố học, ngân hàng và ơ tơ. Từ 1919 đến 1930, có khoảng 1200 các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai khống, dịch vụ cơng cộng và ngân hàng chấm dứt hoạt động. Một số công ty được hình thành ở Mỹ trong giai đoạn này là General Motors, IBM, John

Deere và Union Carbide.

Làn sóng này kết thúc cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào ngày thứ ba đen tối 29/10/1929 và cuộc Đại Suy Thoái 1929.

1.2.3. Giai đoạn 3 (1965 – 1969)

Làn sóng thứ ba diễn ra từ năm 1965. Hoạt động M&A được kích thích bởi sự bùng nổ kinh tế, giá chứng khoán và lãi suất tăng cao cùng với những quy

định chặt chẽ của luật chống độc quyền sau Chiến tranh Thế giới Thứ Hai. (xem

Hình 1.3). 0 1500 3000 4500 6000 7500 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 Số lượng thương vụ

Hình 1.3. Số lượng các thương vụ M&A trên thế giới (1963-1970)

Nguồn: Patrick A. Gaughan (2002), Mergers, Acquisitions and Coporate Structurings, John Wiley and Sons Inc., New York, trang 33.

 Làn sóng thứ ba này được gọi là làn sóng sáp nhập kết hợp, bởi có tới 80% trong tổng số các giao dịch thực hiện là sáp nhập kết hợp. Một ví dụ điển hình là công ty ITT của Hoa Kỳ mua lại các công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng như Sheraton Hotels, Avis Rent-a-Car, Continental Baking, một cơng ty tín dụng tiêu dùng và một vài chuỗi cửa hàng ăn uống.

 Khác với hai làn sóng trước, các công ty nhận sáp nhập trong giai đoạn này là các công ty nhỏ hơn các hãng bị sáp nhập.

 Hoạt động sáp nhập được cấp vốn từ việc bán cổ phiếu, các ngân hàng

đầu tư khơng cịn đóng vai trị quan trọng nữa.

Làn sóng thứ ba kết thúc trong sự thất bại của rất nhiều conglomerate hoạt

động yếu kém, giá cổ phiếu của các công ty này suy giảm mạnh vào năm 1968

1.2.4. Giai đoạn 4 (1981 – 1989)

Làn sóng thứ tư bắt đầu từ năm 1981. Hoạt động M&A trên thế giới thời kỳ này có một số đặc điểm sau:

 Những nới lỏng về luật chống độc quyền, đặc biệt ở Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và ở Anh dưới thời Thủ tướng Margaret

Thatcher đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A thời kỳ này.

 Các giao dịch không đồng thuận tăng một cách đáng kể, vai trị của

“người vây hãm cơng ty”3 tăng lên, các chiến lược chiến thuật chống

sáp nhập được thực hiện nhiều.

 Các ngân hàng đầu tư và các công ty luật có một vai trò quan trọng

hơn nhiều so với làn sóng thứ hai.

3

Thuật ngữ dùng để chỉ những nhà đầu tư tham gia vào q trình thực hiện một cuộc tiếp quản khơng đồng thuận đối với một công ty, hoặc họ theo đuổi một cơng ty tìm cách bán đi những tài sản có giá trị, sinh lợi

 Sự phát triển của thị trường trái phiếu cấp thấp đã cho phép các công ty thực hiện những siêu sáp nhập. Đặc điểm này đã góp phần làm tăng số lượng các cuộc giao dịch, trong đó các khoản vay nợ được sử dụng triệt để (LBO4), thậm chí là vay quá tay, và các cơng ty chuyển sang hình thức cơng ty tư nhân. Hoạt động M&A diễn ra chủ yếu ở các

ngành như dầu mỏ, khí đốt, dược phẩm, ngân hàng và hàng không

(xem Hình 1.4). 0 1000 2000 3000 4000 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 Số lượng thương vụ

Hình 1.4. Số lượng các thương vụ M&A trên thế giới (1981-1989)

Nguồn: Patrick A. Gaughan (2002), Mergers, Acquisitions and Coporate

Structurings, John Wiley and Sons Inc., New York, trang 45.

Làn sóng này kết thúc vào năm 1989 khi Tổng thống Mỹ đã đồng ý thông

qua Đạo luật Cải cách, Khôi phục và Cưỡng chế các Tổ chức Tài chính

(FIRREA) và Chiến tranh Vùng Vịnh xảy ra.

1.2.5. Giai đoạn 5 (1992 – 2000)

Làn sóng thứ năm bắt đầu từ năm 1992. Làn sóng này là sự kết hợp của các ngành công nghiệp và tồn cầu hố. Hoạt động M&A không chỉ diễn ra ở

4

LBO là chiến lược đầu tư thường được các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân sử dụng, bằng cách dùng nguồn tài chính huy để mua lại phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại đối tượng đầu tư.

Mỹ, Châu Âu mà đã lan rộng trên toàn thế giới (xem Bảng 1.4). Năm 1998, số lượng các thương vụ M&A trên thế giới là 26.200. Tổng giá trị các thương vụ M&A tăng gấp 5 lần so với năm 1990. Năm 1999, số lượng thương vụ M&A tăng lên mức 40.000. [32]

Bảng 1.4. Quy mô hoạt động M&A tại một số quốc gia trên thế giới (1992-2000) (Đơn vị: Tỷ USD) Năm Mỹ Anh Đức Pháp Nhật 1992 216,9 51,5 19,0 28,1 4,2 1993 347,7 42,6 15,6 23,3 6,5 1994 483,8 52,6 10,4 29,6 5,3 1995 734,6 157,7 17,3 23,6 40,4 1996 930,8 133,9 14,9 59,3 12,0 1997 1248,1 178,0 62,8 87,1 20,1 1998 2009,2 214,2 68,5 103,8 25,7 1999 2149,9 434,0 339,2 313,4 202,1 2000 2073,2 473,7 174,8 88,7 108,8

Nguồn: Patrick A. Gaughan (2002), Mergers, Acquisitions and Coporate Structurings, John Wiley and Sons Inc., New York, trang 54.

Hoạt động M&A trong giai đoạn 1992-2000 có một số đặc điểm sau:

 Một đợt bong bóng các cơng ty cơng nghệ dotcom cũng xuất hiện trong làn sóng này. Nhiều cuộc sáp nhập chiến lược đã khơng thể đem lại lợi ích như tiết kiệm chi phí hay tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai công ty.

 Các giao dịch không đồng thuận xảy ra ít hơn và ngày càng có nhiều các giao dịch chiến lược.

 Rất nhiều thương vụ M&A diễn ra trong giai đoạn này, chủ yếu ở các ngành: Dầu lửa (BP và Amoco, Exxon và Mobil, Total và Petrofina); Dịch vụ tài chính (Citicorp và Travelers, Deutsche Bank và Banker Trust, Chase Mahattan và J.P.Morgan); Công nghệ thông tin (Hewlett Packard và Compaq); Viễn thông (Mannesmann và Vodafone; SBS Communications và Ameritech); Dược phẩm (Glaxo và Wellcome); Sản xuất ô tô (Daimler Benz và Chrysler).

Làn sóng này kết thúc cùng với đợt suy giảm giá cổ phiếu trên toàn thế giới vào năm 1999, 2000.

1.2.6. Giai đoạn 6 (2003 – nay)

Làn sóng thứ sáu bắt đầu từ năm 2003, chưa đầy ba năm sau khi làn sóng thứ năm kết thúc. Các làn sóng sáp nhập xảy ra thường xuyên hơn và khoảng thời gian tĩnh giữa từng làn sóng thu hẹp lại. Làn sóng thứ sáu này có quy mơ tồn cầu và giai đoạn này các công ty tập trung vào sự phù hợp nhiều hơn là về mặt chiến lược của giao dịch cũng như chú ý nhiều hơn vào các vấn đề hoà nhập hậu M&A.

Hoạt động M&A trong giai đoạn này có một số đặc điểm sau:

 Làn sóng thứ sáu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những vụ bê bối về quản lý công ty xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng như luật lệ ra đời sau những vụ bê bối đó, đáng chú ý là Đạo luật Sarbanes- Oxley tại Mỹ.

 Một đặc điểm khác biệt với các làn sóng trước đây là sự tăng cường

hoạt động của các quỹ (các quỹ đầu cơ, quỹ cổ phần tư nhân và quỹ

đầu tư mạo hiểm) – những chủ thể khơng có và khơng thể có chung các lợi ích chiến lược với cơng ty tham gia giao dịch. Những quỹ này

mua lượng cổ phần lớn của các cơng ty, sau đó họ sẽ mua tiếp số cổ

phần còn lại hoặc gây áp lực phải tổ chức lại công ty nhờ vào quyền cổ

đông mà họ nắm trong tay.

 Giao dịch M&A diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực: công nghiệp, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính… Lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều hoạt động M&A nhất.

 Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, hoạt động M&A trên thế giới trong thời gian gần

đây đã suy giảm rõ rệt. (xem Hình 1.5)

0 1000 2000 3000 4000 5000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ USD Giá trị thương vụ

Hình 1.5. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới (2000 - 2009)

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy hoạt động M&A đóng một

vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các DN trên thế giới. Bởi hoạt

động M&A có thể tạo ra giá trị cộng hưởng, giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn, thể hiện ở sự gia tăng doanh thu và giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh

cũng như khả năng cung ứng sản phẩm đa dạng ra thị trường. Kể từ thập niên 80

đến nay, khi lĩnh vực tài chính trên thế giới ngày càng phát triển, hoạt động

M&A trong lĩnh vực này càng trở nên phổ biến bởi tính hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt, đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt

động M&A nói chung và trong lĩnh vực tài chính nói riêng sẽ có tiềm năng phát

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG M&A

TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI

Những thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh tài chính xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX. Các ngân hàng và các định chế tài chính nhỏ đều đứng

trước nguy cơ bị thâu tóm. Năm 1985, nước Mỹ có 14.000 ngân hàng thì 10 năm

sau chỉ còn 11.500 ngân hàng. Trung bình trong thập niên 80 mỗi năm có 355

thương vụ M&A và đầu thập niên 90 là gần 400. [9] Toàn cầu hố nền kinh tế

kéo theo sự tồn cầu hố lĩnh vực tài chính. Sang thập niên 90, những thương vụ M&A có giá trị khổng lồ xuất hiện. Hoạt động M&A không chỉ diễn ra ở Mỹ, Châu Âu mà cịn lan rộng trên tồn thế giới. Tuy nhiên những thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính vẫn diễn ra chủ yếu ở Mỹ. Cuối thập niên 90, những

thương vụ M&A xuyên biên giới cũng có sự tham gia của các định chế tài chính

châu Âu, Châu Á tạo nên làn sóng M&A mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính. Từ thập niên 90 đến nay, các thương vụ M&A trên thế giới chủ yếu là thuộc lĩnh vực dịch vụ, trong đó bao gồm lĩnh vực dịch vụ tài chính. Trong khi vào cuối thập niên 80, hoạt động M&A trong lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 40% trên tổng giá trị các thương vụ M&A trên thế giới, cuối những năm 1990 tỷ lệ này đã

tăng lên mức hơn 60%. [5, tr.35]

2.1.1. Quy mơ hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới qua các

năm

Từ năm 2001 đến nay, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tăng

trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị thương vụ. Hình 2.1 cho thấy thực

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ USD 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Giá trị Số lượng thương vụ

Hình 2.1. Quy mơ hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới qua

các năm (2000-2009)

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng quý của Thomson Reuters.

Năm 2005 tổng giá trị các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính trên

thế giới đạt 421,1 tỷ USD. Năm 2006, tổng giá trị các thương vụ M&A tồn cầu

đạt 3,8 nghìn tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị các thương vụ M&A được công bố

trong lĩnh vực tài chính trên tồn thế giới là 581,2 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2005 và đứng thứ hai sau ngành năng lượng với tổng giá trị thương vụ 600 tỷ USD. Năm 2007, tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính cũng nằm trong xu thế tăng đó và trở thành lĩnh vực có sự tăng trưởng cao nhất với giá trị 730,9 tỷ USD và 4772

thương vụ. Năm 2008, do ảnh hưởng từ cuộc suy thối tồn cầu, hoạt động

M&A trên thế giới giảm 29,6% so với năm 2007. Tổng giá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính là 686,1 tỷ USD vào năm 2008 và 414,6 tỷ USD vào

năm 2009. Tổng giá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính trong hai năm

2008 và 2009 ln chiếm phần lớn trong tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu, với mức 23% vào năm 2008 và 20% vào năm 2009. (xem Hình 2.2). [44]

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MA TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VN (Trang 28 -28 )

×