1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI
1.2.6. Giai đoạn 6 (2003 – nay)
Làn sóng thứ sáu bắt đầu từ năm 2003, chưa đầy ba năm sau khi làn sóng thứ năm kết thúc. Các làn sóng sáp nhập xảy ra thường xuyên hơn và khoảng thời gian tĩnh giữa từng làn sóng thu hẹp lại. Làn sóng thứ sáu này có quy mơ tồn cầu và giai đoạn này các công ty tập trung vào sự phù hợp nhiều hơn là về mặt chiến lược của giao dịch cũng như chú ý nhiều hơn vào các vấn đề hoà nhập hậu M&A.
Hoạt động M&A trong giai đoạn này có một số đặc điểm sau:
Làn sóng thứ sáu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những vụ bê bối về quản lý công ty xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng như luật lệ ra đời sau những vụ bê bối đó, đáng chú ý là Đạo luật Sarbanes- Oxley tại Mỹ.
Một đặc điểm khác biệt với các làn sóng trước đây là sự tăng cường
hoạt động của các quỹ (các quỹ đầu cơ, quỹ cổ phần tư nhân và quỹ
đầu tư mạo hiểm) – những chủ thể khơng có và khơng thể có chung các lợi ích chiến lược với cơng ty tham gia giao dịch. Những quỹ này
mua lượng cổ phần lớn của các cơng ty, sau đó họ sẽ mua tiếp số cổ
phần còn lại hoặc gây áp lực phải tổ chức lại công ty nhờ vào quyền cổ
đông mà họ nắm trong tay.
Giao dịch M&A diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực: công nghiệp, viễn thơng, sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính… Lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều hoạt động M&A nhất.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, hoạt động M&A trên thế giới trong thời gian gần
đây đã suy giảm rõ rệt. (xem Hình 1.5)
0 1000 2000 3000 4000 5000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ USD Giá trị thương vụ
Hình 1.5. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới (2000 - 2009)
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy hoạt động M&A đóng một
vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển của các DN trên thế giới. Bởi hoạt
động M&A có thể tạo ra giá trị cộng hưởng, giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn, thể hiện ở sự gia tăng doanh thu và giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh
cũng như khả năng cung ứng sản phẩm đa dạng ra thị trường. Kể từ thập niên 80
đến nay, khi lĩnh vực tài chính trên thế giới ngày càng phát triển, hoạt động
M&A trong lĩnh vực này càng trở nên phổ biến bởi tính hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt, đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt
động M&A nói chung và trong lĩnh vực tài chính nói riêng sẽ có tiềm năng phát
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI