Những quy định pháp lý có tác động trực tiếp đến hoạt động M&A nói
chung và hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính nói riêng. Các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đều có những văn bản chi tiết về hoạt
động M&A, bao gồm từ các khái niệm cho đến hướng dẫn thi hành cũng như các vấn đề liên quan. Hệ thống pháp luật về quản lý cạnh tranh của Mỹ và Nhật Bản đã có một quá trình phát triển lâu dài. Các đạo luật được bổ sung một cách rõ ràng, linh hoạt và bám sát thực tiễn. Chính điều này đã tạo ra hàng lang pháp lý giúp các cơ quan Nhà nước quản lý hoạtđộng M&A một cách hiệu quả. Do đó,
môi trường pháp lý tại Việt Nam cần được hoàn thiện tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Pháp luật cần có những chuẩn mực hợp lý để phân tách những trường hợp
M&A gây tổn hại thực sự cho thị trường cạnh tranh và những trường hợp có tác
dụng tích cực cho nền kinh tế. Các thủ tục cần được thực hiện không bị lạm dụng để gây khó khăn cho DN, không cản trở các chiến lược, kế hoạch kinh doanh hợp pháp của DN. Do Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nhận thức của cộng đồng DN và ngay bản thân các nhà hoạch định chính sách đối với vấn đề cạnh tranh - vấn đề cốt lõi của thị trường hiện đại, vẫn còn hết sức khiêm tốn. Mặt khác, kinh nghiệm của
nhiều quốc gia đang phát triển cho thấy, sự xung đột giữa nhu cầu phát triển năng lực kinh doanh và khả năng kiểm soát thị trường đã gây ra những lúng túng
nhất định trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và đảm bảo sự cạnh
tranh trên thị trường. Do vậy, những chuẩn mực rõ ràng, hợp lý của pháp luật
cạnh tranh là cần thiết để các chủ thể trên thị trường có thể nhận dạng được một cách đúng đắn và chính xác những hoạt động M&A nào có tác động tích cực với
nền kinh tế và ngược lại. Qua đó sẽ điều chỉnh và xây dựng chiến lược kinh
doanh cho phù hợp và đem lại hiệu quả thực sự cho DN nói riêng và đóng góp
cho nền kinh tế nói chung. Để cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt trong
lĩnh vực tài chính, các nhà hoạch định chính sách cũng cần nhìn nhận theo hướng
khách quan và tích cực, nghĩa là hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN,
những chủ thể chính trên thị trường, có khả năng tiếp cận, gia nhập thị trường
không gặp những trở ngại nào về hành chính. Theo đó, các thủ tục hành chính cần phải được minh bạch, công khai. Điều này sẽ giúp cho các DN triển khai kịp
thời những kế hoạch, chương trình kinh doanh bắt nhịp yêu cầu của thị trường
mà không bị cản trở bởi độ trễ của thủ tục.
Pháp luật về tập trung kinh tế điều chỉnh hoạt động M&A không thể tồn
từng ngành từng lĩnh vực kinh tế cụ thể. Ảnh hưởng của hoạt động tập trung
kinh tế là làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh của thị trường. Trong khi đó, các
chính sách kinh tế của một quốc gia có vai trò quyết định mô hình cấu trúc của
thị trường cạnh tranh trong tương lai. Vì vậy, đánh giá về khả năng gây ra hạn
chế cạnh tranh đối với các hiện tượng này phụ thuộc khá lớn vào nhu cầu và định hướng phát triển cạnh tranh trên thị trường. Với những thị trường như thị trường
tài chính, hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào quy mô của DN, DN có quy mô càng lớn đem lại lợi ích kinh tế càng cao thì các chiến lược tập trung kinh tế có thể là những giải pháp có lợi cho nền kinh tế. Kinh nghiệm trong hơn 100 năm qua của
Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản cho thấy, ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, tuỳ thuộc
chiến lược phát triển chung, chính sách kiểm soát tập trung kinh tế có thể được
nới lỏng hoặc siết chặt. Khi cần tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh
tranh hoặc đầu tư nguồn lực để phát triển, Nhà nước sẽ có nhìn nhận cởi mở hơn
với hoạt động tập trung kinh tế bên cạnh các chính sách khuyến khích đầu tư. Trong điều kiện của thị trường non trẻ, có lẽ việc xây dựng các chính sách cạnh
tranh với cơ cấu cạnh tranh hợp lý không đơn giản với Việt Nam. Thực tế cho
thấy, nội dung của các chiến lược phát triển kinh tế ngắn và trung hạn tập trung
hiện tại chỉ mới giải quyết được những khó khăn trước mắt và đặt ra những chỉ
số phát triển kinh tế cần đạt được mà chưa phải là hoạch định mô hình kinh tế
một cách rõ ràng, cụ thể.
Cần thống nhất và làm rõ các khái niệm về mua lại và sáp nhập, đặc biệt
là khái niệm về hành vi mua lại giữa các lĩnh vực pháp luật có liên quan. Nhiều
quan niệm không đầy đủ trong pháp luật đầu tư, doanh nghiệp… cần được sửa đổi cho phù hợp với nội dung tương ứng trong Luật Cạnh tranh. Chẳng hạn,
trong pháp luật đầu tư chỉ có một quy định đề cập đến vấn đề kiểm soát tập trung
kinh tế dưới góc độ của Luật Cạnh tranh: Khi sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về điều
luật đầu tư chưa có được những đánh giá chính xác về ảnh hưởng của các hình thức đầu tư đến thị trường cạnh tranh. Quy định như vậy trong pháp luật đầu tư
chỉ là sự dẫn chiếu đến khả năng áp dụng Luật Cạnh tranh mà chưa có cơ chế
phối hợp một cách hợp lý.
Trong tương lai, nên nghiên cứu xem xét điều chỉnh Luật Cạnh tranh theo hướng quy định thủ tục thông báo hoạt động M&A tự động theo tiêu chí kết hợp
giữa thị phần và quy mô vốn điều lệ của DN tham gia. Quy định hiện tại chỉ xét theo ngưỡng thị phần. Nghĩa vụ xác định ngưỡng thị phần thuộc về DN khi nộp
hồ sơ thông báo và hồ sơ xin hưởng miễn trừ. Đây sẽ là một khó khăn lớn cho
bên nộp đơn cũng như cho cơ quan kiểm soát tập trung kinh tế. Nếu sửa đổi luật, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể nắm bắt được thông tin về các vụ giao dịch. Đối với những trường hợp tập trung kinh tế có khả năng làm thay đổi cấu trúc thị trường liên quan, hình thành DN có vị trí thống lĩnh thị trường, hoặc ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ chủ động tiến hành
điều tra, thẩm định để yêu cầu DN nộp hồ sơ xin hưởng miễn trừ để Thủ tướng
Chính phủ hoặc Bộ trưởng các bộ chủ quan xem xét ra quyết định cho phép hoặc
cấm thực hiện tập trung kinh tế. Quan trọng hơn, cơ chế này sẽ tạo thuận lợi cho
DN khi họ không cần tự chịu trách nhiệm tính toán thị phần của mình trên thị trường liên quan khi nộp hồ sơ thông báo - một yếu tố quan trọng mà các DN
đang lúng túng trong việc xác định có thuộc diện phải nộp hồ sơ thông báo hay
hồ sơ xin hưởng miễn trừ hay không. Cơ chế này cũng làm cho cơ quan quản lý
cạnh tranh nắm được một cách đầy đủ, chính xác con số và giá trị các giao dịch để làm cơ sở cho việc kiểm soát có hiệu quả, góp phần tạo lập môi trường cạnh
tranh lành mạnh, tránh những nguy cơ thao túng thị trường, lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường có thể xảy ra.
Cần coi trọng M&A là một kênh tiềm năng để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài có hiệu quả. Theo đó, cần hoàn thiện khung pháp lý để xác lập và điều
chắn. M&A mặc dù không trực tiếp làm thay đổi GDP của một quốc gia mà chỉ có tác động một cách gián tiếp đến nền kinh tế do những thay đổi trong quy mô
và cấu trúc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của các DN, nhưng là một
kênh rất tiềm năng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên cần hoàn chỉnh hơn nữa
hành lang pháp lý để khơi thông nguồn vốn này. Mặc dù khuôn khổ pháp lý cơ
bản nhất về tập trung kinh tế và M&A đã được hình thành, nhưng còn nhiều vấn đề cụ thể về nội dung có liên quan đến tập trung kinh tế còn nằm rải rác trong
nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau. Do có sự giao thoa và thiếu nhiều quy định cụ thể giữa nhiều lĩnh vực luật nên việc triển khai các giao dịch M&A
của các định chế tài chính có vốn đầu tư nước ngoài còn gặp khó khăn về quy định, thủ tục.