KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 38 - 42)

CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI

Những thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh tài chính xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX. Các ngân hàng và các định chế tài chính nhỏ đều đứng

trước nguy cơ bị thâu tóm. Năm 1985, nước Mỹ có 14.000 ngân hàng thì 10 năm

sau chỉ cịn 11.500 ngân hàng. Trung bình trong thập niên 80 mỗi năm có 355

thương vụ M&A và đầu thập niên 90 là gần 400. [9] Tồn cầu hố nền kinh tế

kéo theo sự tồn cầu hố lĩnh vực tài chính. Sang thập niên 90, những thương vụ M&A có giá trị khổng lồ xuất hiện. Hoạt động M&A không chỉ diễn ra ở Mỹ, Châu Âu mà cịn lan rộng trên tồn thế giới. Tuy nhiên những thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính vẫn diễn ra chủ yếu ở Mỹ. Cuối thập niên 90, những

thương vụ M&A xuyên biên giới cũng có sự tham gia của các định chế tài chính

châu Âu, Châu Á tạo nên làn sóng M&A mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính. Từ thập niên 90 đến nay, các thương vụ M&A trên thế giới chủ yếu là thuộc lĩnh vực dịch vụ, trong đó bao gồm lĩnh vực dịch vụ tài chính. Trong khi vào cuối thập niên 80, hoạt động M&A trong lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 40% trên tổng giá trị các thương vụ M&A trên thế giới, cuối những năm 1990 tỷ lệ này đã

tăng lên mức hơn 60%. [5, tr.35]

2.1.1. Quy mô hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới qua các

năm

Từ năm 2001 đến nay, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tăng

trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị thương vụ. Hình 2.1 cho thấy thực

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ USD 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Giá trị Số lượng thương vụ

Hình 2.1. Quy mơ hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới qua

các năm (2000-2009)

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng quý của Thomson Reuters.

Năm 2005 tổng giá trị các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính trên

thế giới đạt 421,1 tỷ USD. Năm 2006, tổng giá trị các thương vụ M&A tồn cầu

đạt 3,8 nghìn tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị các thương vụ M&A được cơng bố

trong lĩnh vực tài chính trên tồn thế giới là 581,2 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2005 và đứng thứ hai sau ngành năng lượng với tổng giá trị thương vụ 600 tỷ USD. Năm 2007, tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính cũng nằm trong xu thế tăng đó và trở thành lĩnh vực có sự tăng trưởng cao nhất với giá trị 730,9 tỷ USD và 4772

thương vụ. Năm 2008, do ảnh hưởng từ cuộc suy thối tồn cầu, hoạt động

M&A trên thế giới giảm 29,6% so với năm 2007. Tổng giá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính là 686,1 tỷ USD vào năm 2008 và 414,6 tỷ USD vào

năm 2009. Tổng giá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính trong hai năm

2008 và 2009 luôn chiếm phần lớn trong tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu, với mức 23% vào năm 2008 và 20% vào năm 2009. (xem Hình 2.2). [44]

43.7% 15.3% 16% 8% 9% 8% 2006 14.5% 9% 14% 16% 41.5% 5% 2007 36% 10% 7% 9% 15% 23% 2008 20% 30% 10% 11% 12% 17% 2009

Hình 2.2. Cơ cấu hoạt động M&A toàn cầu theo lĩnh vực (2006-2009)

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hàng quý của Thomson Reuters (2006-2009).

2.1.2. Cơ cấu hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính trên thế giới

2.1.2.1. Theo khu vực địa lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính chủ yếu diễn ra ở Mỹ và Châu Âu, những nơi có các định chế tài chính ra đời từ rất lâu cùng với một hệ thống

pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A khá hoàn thiện. Năm 2007, hoạt động M&A

438,8 tỷ USD chiếm 54%. Năm 2009 hoạt động M&A tại Mỹ đạt 107,3 tỷ USD chiếm 23%, tại Châu Âu đạt 229,4 tỷ USD chiếm 51%. [44]

Trong những năm gần đây, hoạt động M&A nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng phát triển khá mạnh mẽ tại châu Á như Nhật Bản và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc. Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Châu Á ngày càng chiếm tỷ trọng lớn về giá trị thương vụ trong hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tồn cầu. Năm 2006, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Châu Á chỉ chiếm 13%, sau đó tăng lên 20% vào năm 2007 và 21% trong

năm 2009. [44] (xem Hình 2.3). 7% 13% 49% 31% 2006 54% 22% 4% 20% 2007 49% 23% 10% 18% 2008 51% 23% 5% 21% 2009

Hình 2.3. Cơ cấu hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính theo khu vực địa lý (2006-2009)

2.1.2.2. Theo phân ngành

Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính có sự tham gia của các ngân

hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và

công ty quản lý tài sản… Tuy nhiên hoạt động này chủ yếu diễn ra ở ngành ngân hàng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính. Đứng sau ngành ngân hàng là ngành bảo hiểm. Tuy số lượng

thương vụ M&A trong ngành bảo hiểm không nhiều nhưng giá trị thương vụ lại tương đối lớn. [36]

Năm 2008 và 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại tại các nước phát triển như Mỹ và

Châu Âu chịu những ảnh hưởng nặng nề trong khi ảnh hưởng lên hệ thống tài chính Châu Á là khá ít. Các ngân hàng của Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Nhật Bản tăng trưởng khá mạnh. Trong thời gian tới, hoạt động M&A trong ngành ngân hàng trên thế giới, theo dự đoán, sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là hoạt động M&A qua biên giới. Tại Trung Quốc, các ngân hàng đang thoát khỏi sự kiểm soát của nhà nước bằng cách bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Một số ngân hàng nước

này cũng mua lại cổ phần của các ngân hàng và các định chế tài chính tại các

nước phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 38 - 42)