3.1. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A TRONG
3.1.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam
Hệ thống các văn bản pháp lý
Hoạt động M&A mới chỉ thâm nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX và được coi là chính thức diễn ra là từ năm 2005. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có rất nhiều luật và văn bản dưới luật có những quy định về hoạt động M&A (xem Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động M&A
STT Tên văn bản Điều khoản Năm ban hành
1 Luật Cạnh tranh Điều 16 đến 24 2004
2 Luật Đầu tư Điều 21, 25, 26 2005
3 Luật Doanh nghiệp Điều 152, 153 2005
4 Bộ luật Dân sự Điều 94, 95 2005
5 Luật Chứng khoán Điều 29, 32, 69 2006
Nguồn: Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương.
Với vai trò là pháp luật tổ chức và thiết lập mô hình hoạt động cho các loại hình DN, Luật Doanh nghiệp năm 2005 có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề tập trung kinh tế, trong đó bao gồm hoạt động M&A. Điều 152
nêu định nghĩa hợp nhất doanh nghiệp và thủ tục hợp nhất. Điều 153 nêu định
nghĩa sáp nhập doanh nghiệp và thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, những quyết định về đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty phải được số cổ đơng đại diện cho ít nhất 75% tổng số
phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Ngoài ra Luật Doanh nghiệp cũng quy định về nghĩa vụ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc có cổ đơng sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên.
Luật Đầu tư 2005 đã xác định M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp. Điều 25 của Luật Đầu tư quy định quyền của nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ
phần, sáp nhập, mua lại các công ty, chi nhánh với những điều kiện cụ thể theo pháp luật. Khoản 2 điều 10 Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày
22 tháng 09 năm 2006 cũng quy định khi sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh
tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về điều kiện tập trung kinh tế và pháp luật về cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh 2004 đã xác định rõ những khái niệm quan trọng liên quan đến tập trung kinh tế, mua lại, sáp nhập DN, thị trường liên quan, hành vi
hạn chế cạnh tranh, vị thế độc quyền…Về quyền chi phối hoặc kiểm soát DN bị mua lại, pháp luật cạnh tranh quy định quyền kiểm soát hoặc chi phối được hiểu
là trường hợp DN mua lại giành được quyền sở hữu tài sản của DN bị kiểm soát đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của DN bị kiểm
soát đủ để DN mua lại chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của DN bị
kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của DN bị kiểm soát.9 Về hạn chế đối với M&A, Luật Cạnh tranh 2004 sử dụng thị phần
làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và là tiêu chí duy nhất để xác định
cách thức xử lý. Những trường hợp thực hiện M&A mà thị phần kết hợp của các DN tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan luôn làm hạn chế cạnh tranh, trừ trường hợp được miễn trừ theo Điều 19 bao gồm: (i) một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; (ii) việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp
9
Điều 34 Nghị định 116/2005 của Chính phủ ngày 15 tháng 09 năm 2005.
Thuật ngữ quyền chi phối hoặc kiểm sốt doanh nghiệp khơng được sử dụng trong Luật Doanh nghiệp 2005. Luật Doanh nghiệp 2005 sử dung quan hệ mẹ -con giữa các công ty để thể hiện mối quan hệ sở hữu được xác lập từ việc mua lại hay góp vốn.
phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Khi thị phần kết hợp của các DN tham gia chỉ chiếm dưới 30% trên thị trường liên quan thì sự tập trung kinh tế chưa có khả năng tạo ra vị trí thống lĩnh cho DN hình thành sau tập trung. Lúc này, việc sáp nhập, mua lại và hợp nhất chỉ là biện pháp cơ cấu lại kinh doanh hoặc đầu tư vốn bình thường nên chưa chứa đựng những nguy cơ đe doạ đến trật tự cạnh tranh trên thị trường. Các trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các DN tham gia chiếm từ 30%-50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp DN sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại DN vừa và nhỏ đều phải làm thủ tục thông báo với cơ quan liên quan.
Luật Chứng khốn 2006 cũng có các điều khoản liên quan đến hoạt động M&A thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán như sau: Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng (sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết cơng ty đại chúng) phải báo
cáo công ty đại chúng, UBCK NN và Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao
dịch chứng khốn nơi cổ đơng của cơng ty đại chúng đó được niêm yết. Đối với cơng ty niêm yết, Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam
được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết.
Riêng đối với ngành ngân hàng, theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007, tỷ lệ nắm giữ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài là 30% vốn điều lệ (mức tối đa dành cho một tổ chức tín dụng nước ngồi và người có liên quan là 15%, trường hợp đặc biệt sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng khơng
vượt quá 20% vốn điều lệ).
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động M&A
Hoạt động M&A tại Việt Nam được giám sát và kiểm soát bởi Cục Quản lý Cạnh tranh. Cục Quản lý Cạnh tranh ra đời theo Quyết định 0235/2004/QĐ-
BTM ngày 26 tháng 2 năm 2004 trên cơ sở Ban Quản lý Cạnh tranh. Cục Quản
Mại nay là Bộ Cơng thương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và trụ sở chính tại Hà Nội. Cục Quản lý Cạnh tranh là cơ quan tiếp nhận, thụ lý và trả lời hồ sơ thông báo tập trung kinh tế khi DN tiến hành M&A. Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Cạnh tranh
được nêu rõ trong Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2006. Kể từ khi ra đời đến nay, Cục Quản lý Cạnh tranh đã đóng góp đáng kể vào công tác quản lý tập trung kinh tế, tuyên truyền và phổ biến
pháp luật cạnh tranh.
Như vậy, về cơ bản, tại Việt Nam đã hình thành với đầy đủ những nội
dung cần thiết về quy định pháp lý, thể chế giám sát, kiểm soát hoạt động M&A.
Các quy định về các vấn đề này được xây dựng theo pháp luật cạnh tranh hiện đại. Tuy nhiên, vì ra đời trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi, nên môi trường pháp lý dành cho hoạt động M&A vẫn còn một số điểm khiếm khuyết và
cần được bổ sung hoàn thiện.