0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giai đoạn 2 (1916 – 1929)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MA TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VN (Trang 30 -31 )

Làn sóng thứ hai xuất hiện từ năm 1916. Sự hợp tác giữa các công ty – một phần trong nỗ lực kinh tế giai đoạn Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất đã tạo điều kiện phát triển hoạt động M&A thời kỳ này. Trong khoảng thời gian từ 1926 đến 1930 có khoảng 4600 các thương vụ M&A. Theo Earl W. Kintner, từ 1921 đến 1933, tổng giá trị tài sản được mua lại thông qua hoạt động M&A là 13 tỷ USD. [32, tr.30]

Hoạtđộng M&A trên thế giới trong giai đoạn này có một số đặc điểm sau:

 Chính phủ các nước không thực thi luật chống độc quyền; trên thực tế

họ còn khuyến khích các công ty hợp tác với nhau.

 Các ngân hàng đầu tư tham gia cung cấp vốn cho các thương vụ M&A

và phần lớn số tiền của các thương vụ M&A nằm trong tay của một số ít ngân hàng đầu tư (đáng kể là J.P.Morgan). Vai trò của các ngân hàng

đầu tư trong việc đẩy mạnh thị trường giao dịch vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.

 Đa phần trong tổng số các giao dịch của làn sóng thứ hai là M&A theo chiều dọc, một số ít là M&A kết hợp. Làn sóng thứ hai còn được gọi là làn sóng sáp nhập độc quyền nhóm. Các thương vụ M&A đã tạo ra

những nền kinh tế lớn với quy mô rộng, giúp các công ty trở nên vững

 Các giao dịch M&A xảy ra chủ yếu ở các lĩnh vực mỏ, dầu lửa, thực

phẩm, hoá học, ngân hàng và ô tô. Từ 1919 đến 1930, có khoảng 1200

các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai khoáng, dịch vụ

công cộng và ngân hàng chấm dứt hoạt động. Một số công ty được

hình thành ở Mỹ trong giai đoạn này là General Motors, IBM, John Deere và Union Carbide.

Làn sóng này kết thúc cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ

vào ngày thứ ba đen tối 29/10/1929 và cuộc Đại Suy Thoái 1929.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MA TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VN (Trang 30 -31 )

×