Về các chính sách hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 95 - 96)

Giữ vững và ổnđịnhmôi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn đinh sẽ là tiền đề cho sự phát

triển của các DN. Trong đó, môi trường chính trị có ảnh hưởng lớn dến hoạt động của DN. Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong môi trường chính trị cũng sẽ gây

những ảnh hưởng hoặc tích cực hoặc tiêu cực tợi sự phát triển của tất cả các DN trong quốc gia đó. Từ những phân tích ở Chương 2, chúng ta thấy những nước

có hoạt động M&A nói chung và hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính nói riêng như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốcđều là những quốc gia có môi trường

chính trị, kinh tế, xã hội ổn định. Hệ thống pháp lý tại những quốc gia này cũng đã phát triển khá hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạtđộng M&A hoạtđộng một cách hiệu quả, đảm bảo lợi ích xã hội.

Trong thời gian vừa qua, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa

thực sự ổn định. Các chủ thể kinh tế còn manh mún, văn hóa kinh doanh vẫn giữ

những nét làm việc ở thế bị động, chưa thực sự hòa nhập được vào một nền kinh

tế công nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu

thực hiện những chính sách mở cửa dần nền kinh tế nước nhà. Quá trình hội

nhập này đã và đang trở thành động lực lớn để đẩy mạnh quá trình thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, phát triển hoạt động

M&A

Bên cạnh việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A, những nền kinh tế phát triển đều chú trọng vào việc xây dựng các chính sách xúc

tiến đầu tư. Trung Quốc đã đưa ra nhiều phương thức quảng bá hình ảnh đất

nước mình. Chính nhờ những đường lối chính sách như trên, hiện nay Trung Quốc là một trong những tiêu điểm của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện phát triển một thị trường M&A sôi động. Đây là một bài học quý mà Chính phủ

Việt Nam đã và đang vận dụng.

Nhà nước cần giao cho một cơ quan đầu mối, trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư thiết

thực phát triển M&A với những nội dung sau:

Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương lập danh mục các DN cần bán

cổ phần hoặc bán toàn bộ DN, trong đó phải nêu đầy đủ các thông tin cơ bản về

DN và các dự án đầu tư DN đang thực hiện, điều kiện chuyển nhượng... tập hợp

và in thành tài liệu để giới thiệu với các tập đoàn xuyên quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư vào Việt Nam.

Đưa hoạt động vận động các nhà đầu tư nước ngoài mua lại DN Việt Nam

và khuyến khích các DN Việt Nam mua lại DN nước ngoài vào nội dung Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và chương trình xúc tiến đầu tư của các

Bộ, ngành địa phương có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Tổ chức một số cuộc vận động xúc tiến đầu tư để giới thiệu chính sách

mới của Việt Nam về phát triển hình thức M&A và những dự án quan trọng cần thu hút đầu tư theo hình thức này.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động ma trong lĩnh vực tài chính trên thế giới và bài học cho VN (Trang 95 - 96)