0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MA TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VN (Trang 42 -44 )

QUỐC GIA VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI

2.2.1. Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính tại Mỹ

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A

Hoạt động M&A là một quy trình phức tạp chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trị tác động trực tiếp là luật pháp. Khi một DN tuyên bố kế hoạch mua lại hay sáp nhập một cơng ty khác thì DN

của những cơ quan này, một thương vụ M&A trong chừng mực nào đó sẽ ảnh

hưởng tới tính cạnh tranh của thị trường. Tại Mỹ, chính phủ đã ban hành rất nhiều bộ luật quy định về chống độc quyền trong đó quan trọng nhất là ba đạo

luật Sherman Antitrust Act 1890, Clayton Act 1914 và Hart-Scott-Rodino Antitrust Act 1976.

Đạo luật Sherman được xây dựng nhằm khôi phục lại cạnh tranh và

doanh nghiệp tự do bằng cách làm suy yếu các công ty độc quyền. Đạo luật này tuyên bố không một ai hoặc DN nào được phép độc quyền hoá thương mại hoặc phối hợp hay liên kết với người khác nhằm hạn chế thương mại. Năm 1914, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Clayton nhằm bổ sung cho đạo luật Sherman,

trong đó cấm các cơng ty can dự vào việc phân biệt giá cả nhằm giảm tính cạnh

tranh, cấm can dự vào dàn xếp riêng biệt và ràng buộc các hợp đồng làm hạn chế cạnh tranh. Đạo luật Clayton cũng đã chỉ rõ các hoạt động nào bị coi là hạn chế

thương mại bất hợp pháp. Chính phủ Mỹ đã liên tục sử dụng những đạo luật này để hạn chế độc quyền trong suốt thế kỷ XX. Các cơ quan chống độc quyền của

chính phủ coi nguy cơ độc quyền xuất hiện khi một cơng ty giành quyền kiểm sốt tới 30% thị trường một loại hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên việc xác định một cơng ty có phải là độc quyền hay khơng cịn phụ thuộc vào tầm cỡ của các

đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một cơng ty có thể được coi là chưa độc

quyền ngay cả khi nó kiểm sốt trên 30% thị trường nếu các cơng ty khác cũng có những thị phần tương đương. Năm 1920, Toà án tối cao Mỹ đã ra một quyết

định mang tính bước ngoặt khi cho rằng tập đồn kiểm sốt hơn một nửa tồn bộ

sản lượng thép của Mỹ không phải là độc quyền. Bên cạnh đó Tồ án đã đưa ra sự phân biệt thận trọng giữa khái niệm khổng lồ và độc quyền và cho rằng quy mô to lớn của một tập đồn khơng nhất thiết là xấu. Năm 1976, Quốc hội Mỹ

ban hành đạo luật Hart-Scott-Rodino. Theo quy định của đạo luật này, tất cả những thương vụ M&A có giá trị trên 15 triệu USD hay 15% giá trị cổ phiếu của cơng ty bị sáp nhập thì phải được thơng báo cho Bộ Tư pháp và Uỷ ban Thương

mại Liên bang. Như vậy các thương vụ M&A lớn đều được theo dõi từ giai đoạn

đầu tiên. Cả Bộ Tư Pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang đều có quyền ra lệnh và đình chỉ việc thực hiện và do đó có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch của các công ty. [22, tr.70-72]

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MA TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VN (Trang 42 -44 )

×