0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Vài nét về thị trường tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MA TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VN (Trang 68 -70 )

3.1. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A TRONG

3.1.1. Vài nét về thị trường tài chính Việt Nam

Căn cứ theo thực tiễn Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị

trường tài chính Việt Nam có thể được phân chia như sau:

 Các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng);

 Các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Chứng khốn (bao gồm cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư, công ty niêm yết, ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng lưu ký chứng khoán);

 Các công ty bảo hiểm hoạt động theo Luật Bảo hiểm;

 Các tổ chức chức tài chính khác (bao gồm Quỹ lương hưu6, Tiết kiệm

Bưu điện; Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển của các

tỉnh, thành phố). [7]

Trong những năm gần đây số lượng các ngân hàng TMCP và chi nhánh

ngân hàng nước ngoài đã tăng rất nhanh khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương

mại Thế giới WTO. Tính đến thời điểm tháng 10/2009, Việt Nam có 3 NH

TMQD (Agribank, BIDV và MHB)7, 40 NH TMCP, 5 NH LD, 5 NH 100% vốn

6

Hiện Việt Nam chưa có quỹ lương hưu, nhưng có một quỹ rất lớn là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

7

nước ngoài và 41 CN NH nước ngoài. Ngoài ra, hiện nay, hệ thống tổ chức tín

dụng Việt Nam cịn có 17 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho thuê tài chính và 53

văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Cuối năm 2008, tổng tài sản

của các NH TMQD và NH TMCP Việt Nam là hơn 1.700 nghìn tỷ đồng. [5] Trong ngành chứng khoán, sau 10 năm hoạt động, thị trường chứng khốn

đã có những phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng. Từ khi thành lập

chỉ có 3 CTCK thì tính đến cuối năm 2009, Việt Nam có 105 CTCK, 453 công ty niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán (SGDCK TPHCM và SDG CK Hà Nội), 46 công ty quản lý quỹ, 8 ngân hàng lưu ký chứng khoán và 1 ngân hàng chỉ định thanh toán (BIDV). UBCK NN, dưới sự quản lý của Bộ Tài chính có nhiệm vụ chính trong việc tổ chức và giám sát các hoạt động của TTCK Việt Nam. Hiện nay, tổng số vốn giao dịch trên TTCK Việt Nam khoảng 15 tỷ USD.8

Trong ngành bảo hiểm, tính đến tháng 8 năm 2009, Việt Nam có 37 cơng ty bảo hiểm trong đó 26 DN bảo hiểm phi nhân thọ, 11 DN bảo hiểm nhân thọ, 1 DN tái bảo hiểm (VINARE) và 10 DN môi giới bảo hiểm hoạt động với tổng vốn chủ sở hữu gần 18.000 tỷ đồng. Trên thị trường hiện có hơn 100 loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 60 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đang được chào bán. Các công ty bảo hiểm hoạt động theo Luật Bảo hiểm và chịu sự quản lý của Bộ Tài chính. Tổng số phí bảo hiểm năm 2008 là 21.665 tỷ đồng. [24]

Qua hơn 20 năm đổi mới thị trường tài chính và các thị trường cấu thành

đã có sự phát triển nhất định: Thị trường tài chính được thành lập với cấu trúc đầy đủ; ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và trở nên linh hoạt, đa dạng. Hệ

thống các định chế tài chính tham gia thị trường tăng nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình kinh doanh. Năng lực tài chính, chất lượng kinh doanh và khả năng cạnh tranh được cải thiện. Thị trường tài chính từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức; quy tắc vận hành của các loại thị trường được xác lập và cơ bản đáp ứng yêu cầu vận hành, phát triển. Sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường tài

8

chính đã được thể chế hóa và có sự phối hợp chặt chẽ hơn. Trong bối cảnh Việt

Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh và mạnh

hơn nữa. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A trong lĩnh

vực tài chính tại Việt Nam.


Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MA TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VN (Trang 68 -70 )

×