Nhắc đến phòng, chống tham nhũng, nhiều người cho rằng đó là một vấn đề lớn, to tát, có tầm vĩ mơ, và đó là việc của người lớn, khơng phải của trẻ em. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nội dung phòng, chống tham nhũng đã, đang được đưa vào giảng dạy tại các trường trung học phổ thơng và mang lại lợi ích to lớn. Việc đưa những kiến thức về phòng, chống tham nhũng vào chương trình học tập khơng chỉ giúp học sinh nắm rõ Luật, mà cịn góp phần hình thành cho các em ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, biết phát hiện và phòng, chống tham nhũng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, các em khơng cịn bàng quan trước thời cuộc và có thêm ý chí, quyết tâm phấn đấu xây dựng nước nhà ngày càng trong sạch, hưng thịnh.
Cơng tác giáo dục phịng, chống tham nhũng cho học sinh từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khóa X (trong đó đã yêu cầu “Đưa nội dung Luật phòng, chống tham nhũng… vào chương trình giáo dục”) [4]; Chương trình số 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng” [23] và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo bắt đầu từ năm học 2013 - 2014.
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một bộ phận của học vấn và ý thức pháp luật, là thành phần quan trọng không thể thiếu xây dựng nên nhân cách tốt. Thông qua giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhà trường, các em được trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em lối sống, học tập và làm việc theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân.