2. Phương pháp giáo dục ngoại khóa
2.4.2. Thực trạng giáo dục phòng, chống tham nhũng đối với sinh viên
2.4.2.1. Nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng
Nội dung phòng, chống tham nhũng được giảng dạy 4 tiết trong môn học Pháp luật trung cấp chuyên nghiệp. Đối với các trường đại học và cao đẳng, nội dung này được tích hợp, lồng ghép vào môn pháp luật đại cương, với thời lượng 5 tiết cho mọi ngành đào tạo. Điều này đã góp phần quan trọng cho việc trang bị kiến thức pháp luật cơ bản đối với sinh viên. Tuy nhiên, chương trình này cũng bộc lộ những điểm còn tồn tại, như nội dung mang nặng tính lý thuyết, chưa đi vào thực tế, do đó gây cho sinh viên sự bối rối, chưa xác định được đối tượng cụ thể, gây khó khăn cho việc học tập pháp luật nói chung cũng như nội dung phịng, chống tham nhũng nói riêng.
Đối với các trường chuyên ngành luật, các trường liên quan đến cơng tác nội chính (viện kiểm sát, tòa án, lực lượng vũ trang), nội dung phòng chống tham nhũng được lồng ghép, tích hợp vào các mơn học pháp luật, với
thời lượng 15 tiết trong đó có 5 tiết tự học, tự nghiên cứu, ngồi ra cịn được bổ sung những nội dung cơ bản về pháp luật phòng, chống tham nhũng, kỹ năng đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng và bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phòng, chống tham nhũng. Mặc dù, nội dung được lượt kê rất đúng và cần thiết đối với sinh viên, song thực tế cho thấy nội dung vẫn chưa đi vào trọng tâm, nhiều bài học còn chưa xác định được rõ ràng vấn đề cơ bản và cốt lõi, nhiều bài học cịn mang tính hàn lâm, chưa có kỹ năng thực tế, giảng viên có đơi lúc chưa tạo được dấu ấn với sinh viên (như phong thái của người dạy học, tác phong, tính kỷ luật). Mặt khác, sự thụ động trong bài giảng của sinh viên vẫn còn tồn tại, khiến cho hiệu quả của việc giảng dạy và tiếp thu không cao, kỹ năng học tập pháp luật của một số sinh viên còn yếu kém, việc lĩnh hội tri thức quốc tế còn chưa cao do rào cản về ngôn ngữ.
2.4.2.2. Phương pháp giáo dục phòng, chống tham nhũng
Khi đã xây dựng được nội dung, chương trình giáo dục chu đáo và hợp lý, cùng với hình thức giảng dạy thích hợp thì cơng tác giáo dục phịng, chống tham nhũng cho sinh viên gần như đã hoàn thiện.Nhưng tất cả sự chuẩn bị này chỉ được hiện thực hóa khi sinh viên tiếp cận với vấn đề thành công, tức là hiểu và nắm được cơ bản kiến thức, để làm được điều này thì cần phải có phương pháp giáo dục phù hợp. Phương pháp giống như công cụ để chuyển tiếp nguồn dữ liệu tri thức phịng, chống tham nhũng có sẵn đến với sinh viên một cách thuận lợi.
Thực tế cho thấy 80% giảng viên tại các cơ sở đào tạo sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống trên lớp cho sinh viên về nội dung phòng, chống tham nhũng, hơn 60% giảng viên đều nhận thấy phương pháp này không thực sự hiệu quả hoặc ở mức bình thường, có trường hợp cho rằng phương pháp này khá nhàm chán, nhất là với nội dung khó tiếp thu như thế này thì cách giảng dạy truyền thống càng không gây được cảm hứng học tập
với sinh viên. Gần 50% cán bộ, giảng viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo hi vọng các sinh viên của mình tương tác với nhau, và với người dạy nhiều hơn thông qua việc trao đổi, thảo luận về nội dung học tập trên lớp. Hơn 40% giảng viên mong muốn được ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận trực tiếp với kiến thức bằng việc trải nghiệm thực tế, tham quan một số cơ quan liên quan trực tiếp tới hoạt động phòng, chống tham nhũng, được xem những phiên xét xử tội phạm tham nhũng…[31].
Để có thể đưa ra phương pháp giảng dạy nội dung phòng chống tham nhũng phù hợp với sinh viên, cần phải có thời gian để đúc rút và trải nghiệm, bởi đây khơng chỉ là nội dung có tính chun biệt mà cịn bởi nó phụ thuộc vào những hoạt động tại cơ sở giáo dục đào tạo, cũng như quỹ thời gian của sinh viên. Nếu muốn vận dụng phương pháp phù hợp để triển khai nội dung học tập đạt hiệu quả cao, thì trước hết cần phải sắp xếp lại kết cấu tổng thể tất cả các môn học tại trường mà sinh viên tham gia, tiếp theo là sắp xếp thời gian nghiên cứu, tham gia chương trình ngoại khóa của sinh viên về chủ đề phịng, chống tham nhũng. Để làm được như vậy thì đầu tiên cần có sự nỗ lực của ban lãnh đạo các cơ sở giáo dục đào tạo, thứ hai là tâm huyết của người dạy học với việc truyền thụ kiến thức, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, cuối cùng, sinh viên cũng cần phải tích cực và năng động hơn nữa.
2.4.2.3. Hình thức giáo dục phịng, chống tham nhũng
Để quyết định được hình thức giáo dục phù hợp để áp dụng đối với sinh viên khơng phải là lựa chọn dễ dàng, đó khơng chỉ là nỗ lực của người giảng dạy mà còn của cả cơ sở giáo dục, đào tạo. Nhất là với một nội dung không hề đơn giản, đặc biệt là đối với những sinh viên không thuộc chuyên ngành mà phải nghiên cứu lại càng khó khăn hơn. Cảm quan thực tiễn cũng khiến các sinh viên hình thành nên rào cản từ trong tư duy, tâm lý. Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đào tạo vẫn đang áp dụng hình thức giảng
dạy truyền thống, và chưa có được sự kết hợp nhuần nhuyễn với các hình thức giảng dạy khác, các chương trình ngoại khóa. Thực tế, việc quyết định hình thức đào tạo chỉ phụ thuộc một phần vào khả năng, quy chế thực hiện giảng dạy của giảng viên, còn lại phần lớn là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ban lãnh đạo các cơ sở đào tạo.
Từ khi ra đời Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được Đảng và Nhà nước chú trọng hơn. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến khơng cịn dừng lại ở cấp độ cán bộ, công chức mà đã mở rộng ra toàn xã hội, bao gồm cả đối tượng là học sinh, sinh viên.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục, đào tạo đều tiến hành phổ biến kiến thức có nội dung liên quan tới phịng, chống tham nhũng cho sinh viên thơng qua các hình thức như: Đợt sinh hoạt “tuần cơng dân”, sinh hoạt chính trị, phổ biến bản tin phòng chống tham nhũng trong sinh hoạt định kỳ; Sinh hoạt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hàng tháng theo qui định của trường. Đối với các trường đào tạo chuyên ngành luật thì tiến hành giảng dạy phòng, chống tham nhũng như một môn học độc lập, hoặc lồng ghép cùng các môn học khác…biểu hiện như sau: