Theo Điểm C, Khoản 1, Điều 83 Luật Giáo dục năm 2005 thì nhóm người học là người đang theo học tại cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học của hệ thống giáo dục quốc dân được gọi là sinh viên [16].
Pháp luật không qui định về độ tuổi của người học trong các trường cao đẳng hay đại học (chỉ trừ một số trường đặc thù mới có giới hạn về độ tuổi), điều đó có nghĩa là chúng ta không xác định độ tuổi tối thiểu hay tối đa của người có đủ điều kiện theo học ở các cơ sở đào tạo này. Đa số hiện nay, 18 là độ tuổi bắt đầu chương trình cao đẳng hoặc đại học, và 22 là độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục đại học (tùy theo chương trình đào tạo là ba, bốn, năm hoặc sáu năm mà độ tuổi có thể chênh lệch một vài năm).
Như vậy, sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay có cơ cấu độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi, đây được coi là độ tuổi đẹp nhất của mỗi con người, với khí chất, thể chất, tinh thần và năng lực, nhiệt huyết dồi dào của tuổi trẻ. Hiện nay, lượng dân số là thanh niên xấp xỉ 20%, là thế hệ kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì tới.
Sự phát triển của thanh niên không chỉ ảnh hưởng đến vận mệnh và tồn vong của đất nước, mà còn gắn liền với tương lai của dân tộc. Vì vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay. Trong đó, việc trang bị kiến thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng, chống tham nhũng là khơng thể thiếu.
Sinh viên được đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học là bộ phận lớn và ưu tú của thanh niên Việt Nam. Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sinh viên được giáo dục và đào tạo trong mơi trường có tính chun mơn cao, được tiếp cận với kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực, ngành cụ thể, là nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần vào sự phát triển của đất nước trong tương lai. Với trách nhiệm lớn lao và cao cả như vậy, sinh viên phải được chú trọng nhiều hơn trong giáo dục về đạo đức công tác sau này, cũng như kiến thức về pháp luật nói chung, và pháp luật phịng, tham nhũng nói riêng vì những ý nghĩa sau đây:
Đầu tiên, xuất phát từ đặc trưng của sinh viên là lực lượng thanh niên tiêu biểu, có trình độ nhất định về khoa học chung, cũng như khoa học chuyên ngành, cùng với lập trường, tư tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh. Có khả năng tiếp thu cao những kiến thức cơ bản về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, vai trò của sinh viên ngày càng được nâng cao và thể hiện rõ rệt trong các nhiệm vụ, vấn đề hệ trọng của đất nước. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sử dụng những kiến thức, kĩ năng mình đã học được tham gia đảm nhiệm, và hoàn thành nhiệm vụ với gia đình, với xã hội, với đất nước.
Thứ ba, Đảng ta xem nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng là vấn đề cấp bách hiện nay, đó khơng phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ
chung của toàn thể xã hội. Là nguồn nhân lực tương lai cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội từ trung ương đến địa phương, sinh viên nói riêng và thế hệ thanh niên nói chung sẽ thực hiện những hành động thiết thực, cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn tham nhũng.