Phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong công tác giáo dục phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 92 - 95)

3. Giáo dục phòng, chống tham nhũng như một môn học độc lập hoặc lồng ghép vào các môn học khác

3.5.4. Phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong công tác giáo dục phòng, chống tham nhũng

giáo dục phịng, chống tham nhũng

Có nhiều việc quan trọng mà tổ chức phi chính phủ có thể làm để góp sức mình vào trận tuyến chống tham nhũng, như: Nâng cao dân trí thơng qua các hoạt động truyền thông; điều tra nghiên cứu; cung cấp thơng tin phịng, chống tham nhũng nhằm phát huy vai trò của báo chí trong việc phản ánh dư luận xã hội.

GS.Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết trong hội thảo với chủ đề “Phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong phịng, chống tham nhũng tại Việt Nam” do Nhóm cơng tác về sự tham gia của người dân (PPWG) tổ chức tại Hà Nội.

Hiện nay, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam và đã có những hình thức hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tham nhũng, như Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), Trung tâm Sống và Học tập vì Mơi trường và Cộng đồng (Live&Learn) và Viện Tư vấn phát triển (CODE). Thơng qua chương trình, hoạt động tun truyền nhận thức về hành vi tham nhũng và tác hại của tham nhũng, các tổ chức này đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của nhiều đối tượng trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên – thế hệ lãnh đạo tương lai của đất nước. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo cần có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức này để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự phong phú, đa dạng trong hình thức, phương pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của mọi người về phòng, chống tham nhũng.

KẾT LUẬN

Trải qua 33 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và gần 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Trước xu thế tồn cầu hóa, ngồi việc đẩy mạnh xây dựng và hồn thiện các chính sách, pháp luật để phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước và khu vực, thì chúng ta cịn phải đối mặt với những hạn chế mà nó mang lại. Một trong những vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia cũng như ở Việt Nam đó là tệ nạn tham nhũng.

Việc đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả, của tham nhũng và các biện pháp phịng, chống tham nhũng đối với tồn dân là một việc làm vơ cùng cần thiết, góp phần thực hiện nhiệm vụ cấp bách về phòng, chống tham nhũng của quốc gia, mang lại sự trong sạch cho bộ máy hành chính.

Cơng tác giáo dục về phòng, chống tham nhũng đã được đưa vào thực hiện trong một khoảng thời gian, tuy nhiên những kết quả mà nó mang lại vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của tồn dân trong phịng, chống tham nhũng. Việc tổ chức giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục đào tạo vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, từ kế hoạch cho đến thực hiện chương trình dẫn tới hiệu quả đạt được chưa cao.

Đề tài “Giáo dục phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” đã đề cập đến thực trạng nhận thức của đa phần người dân hiện nay là sự thiếu hiểu biết về tham nhũng và kiến thức pháp luật để đối phó với tham nhũng. Đề tài đã phân tích, chỉ ra đặc điểm, nhu cầu nhận thức của người học đối với vấn đề tham nhũng và phòng, chống tham nhũng tại các cơ sở giáo dục đào tạo. Đồng thời

đưa ra lí do tại sao cần giáo dục phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục đào tạo. Với mỗi đối tượng, việc giáo dục phịng, chống tham nhũng sẽ có những ý nghĩa riêng. Nhưng đặc biệt, với thế hệ tri thức trẻ, thế hệ tương lai của đất nước thì việc tiếp cận với nội dung phịng, chống tham nhũng càng sớm càng tạo cho họ một sự “miễn dịch”, sự hiểu biết rõ ràng về tác hại của tham nhũng. Từ đó mới có ý thức bài trừ tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)