Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 71 - 73)

2. Phương pháp giáo dục ngoại khóa

2.4.1.4. Đánh giá chung

-Ưu điểm

Thực tế cho thấy, nội dung phòng, chống tham nhũng được đưa vào giảng dạy tại các trường THPT đã mang lại những lợi ích nhất định và sẽ còn mang tới nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai. Giảng dạy nội dung này không chỉ giúp học sinh nắm cơ bản nội dung Luật, mà cịn hình thành cho các em ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, biết phát hiện và phòng, chống tham nhũng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, các em sẽ

nhận ra vị trí, tầm quan trọng của mình đối với xã hội, có thêm ý chí, quyết tâm phấn đấu xây dựng nước nhà ngày càng trong sạch, vững mạnh. Nói về vai trị của cơng tác giáo dục phịng, chống tham nhũng, bà Hồ Xuân Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho rằng: Việc đưa giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các trường THPT trên địa bàn Hà Nội có vai trị hết sức quan trọng, trực tiếp góp phần củng cố các chuẩn mực đạo đức, xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của tất cả giáo viên và học sinh Thủ đơ [29].

Hiểu biết về phịng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một bộ phận của học vấn và ý thức pháp luật, là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Thông qua giáo dục về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhà trường, các em được trang bị những tri thức pháp luật cơ bản, xây dựng ở các em lối sống, học tập và làm việc theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân.

Không chỉ đối với học sinh, với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, việc đẩy mạnh giáo dục phòng chống tham nhũng sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm trong thực hành tiết kiệm, nêu cao tinh thần tiền phong gương mẫu của người cán bộ, tích cực ngăn chặn, đấu tranh phịng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị mình, góp phần xây dựng nhà trường trong sạch.

-Nhược điểm

Giáo dục phòng, chống tham nhũng được triển khai tại các trường trung học phổ thông tuy đã phát huy hiệu quả nhưng thực tế giảng dạy cho thấy vẫn có một số nhược điểm còn tồn tại.

Thứ nhất, đây là một nội dung mới nên hiểu biết của giáo viên giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân trong vấn đề này cịn nhiều hạn chế và chủ yếu là

tự tìm hiểu, tra cứu trên Internet, vì vậy giáo viên sẽ khó khăn khi lựa chọn những nội dung, kiến thức đưa vào bài để sao cho phù hợp với yêu cầu, thời lượng và mức độ tích hợp. Thêm vào đó, tài liệu tham khảo phịng, chống tham nhũng cho giáo viên giảng dạy mơn Giáo dục công dân, tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tuy đã được qui định khá rõ ràng nhưng vẫn chưa đầy đủ.

Thứ hai, nội dung phòng, chống tham nhũng chỉ được lồng ghép ở một phần nhỏ trong môn học, với thời lượng 2 tiết/năm học là rất ít, do vậy chưa thể bảo đảm việc truyền tải hoàn toàn những nội dung cơ bản nhất về phòng, chống tham nhũng

Thứ ba, đối với trình độ nhận thức của học sinh, thì khả năng lĩnh hội về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)