Theo Chỉ thị 10/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ năm học 2013 - 2014 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo [24].
Chỉ thị nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học.
Bên cạnh đó, hằng năm, xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên dạy về phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trừ các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh rà sốt, điều chỉnh và tổ chức phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, tài liệu dạy về phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ và hệ đào tạo, bồi dưỡng thuộc trách nhiệm quản lý của Học viện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm việc giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng.
Các cơ sở giáo dục, đào tạo, trên cơ sở chương trình tài liệu giảng dạy, tài liệu tập huấn, tài liệu tham khảo đã được phê duyệt và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn giáo án, tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với đặc điểm của cơ sở giáo dục, đào tạo.
Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 có qui định các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm [18]:
-Họp báo, thơng cáo báo chí.
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải
thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
-Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật [11].
- Thơng qua cơng tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đồn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
- Thơng qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Đối với học sinh, sinh viên, ngồi lồng ghép nội dung vào chương trình học tập chính khố, cịn có các hình thức ngoại khố như:
- Tham gia khóa học về liêm chính, như “Vườn ươm liêm chính” được tổ chức Hướng Tới Minh Bạch (Towards Transparency – TT) xây dựng và phát triển từ năm 2017.
- Báo cáo chuyên đề với sự tham gia của báo cáo viên -Tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm khoa học theo chủ đề -Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về phịng, chống tham nhũng
- Lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ
- Xây dựng các chuyên mục về phòng, chống tham nhũng trên các trang thông tin của nhà trường: bảng tin hàng ngày, trang thông tin điện tử, fanpage của trường
- Làm tranh cổ động có nội dung phòng, chống tham nhũng; cảnh báo về hậu quả của phịng, chống tham nhũng...
Tuỳ vào điều kiện, hồn cảnh mà mỗi cơ sở giáo dục, cơ quan, đơn vị có thể thực hiện các hình thức giáo dục phòng, chống tham nhũng khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.