Giáo dục phòng, chống tham nhũng phải phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 59 - 61)

điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng

Xuất phát từ vị trí, vai trị và địa vị pháp lý của Đảng, Nhà nước được qui định trong Hiến pháp, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính và Nhà nước cụ thể hóa chúng thành pháp luật và tổ chức thực hiện. Giáo dục phòng, chống tham nhũng cho mọi đối tượng đều phải xuất phát từ quan điểm của Đảng, Nhà nước và phải phù hợp với các quan điểm mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về phòng chống tham nhũng. Nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng phải dựa trên quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước để cụ thể hóa và đưa vào giảng dạy.

với quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng, chống tệ nạn tham nhũng đã nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ:

Phải kiên quyết phòng chống tham nhũng... phải chủ động phịng ngừa, khơng để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng lãng phí, bao che, dung túng tiếp tay cho tham nhũng... ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí.

Tất cả mọi người đều phải tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo chặt chẽ, tồn diện về cơng tác phòng, chống tham nhũng, các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, và tồn bộ hệ thống chính trị phải có trách nhiệm lãnh đạo hoặc tham gia cơng tác phịng, chống tham nhũng.

Thứ hai, trong quá trình xây dựng nội dung, chương trình giáo dục kiến thức về phòng, chống tham nhũng cần quán triệt nghiêm các nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quan liêu, tham ơ, lãng phí là "bạn đồng minh của thực dân, phong kiến", "Kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ". Người ln đề cao vai trị của quần chúng nhân dân trong bài trừ và đấu tranh với tham nhũng, đồng thời nêu ra hàng loạt biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tệ nạn này. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục tư tưởng cho nhân dân. Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ơ, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ơ, lãng phí, quan liêu cịn chỗ ẩn nấp”.

Thứ ba, nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng cần được xây dựng dựa trên hệ thống các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Pháp luật thường xuyên thay đổi. Tuổi thọ của nhiều văn bản pháp luật ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hỗn thi hành vì cần sửa đổi. Đây chính là hậu quả của việc chuyển đổi từ cơ chế kinh

tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, tác động không tốt đến sự ổn định của các mối quan hệ xã hội. Đứng trước thực trạng như vậy, việc rà sốt kiểm tra, hồn thiện, phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng cần phải được cập nhật, đổi mới phù hợp với các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung nội dung trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (Luật Phòng chống tham nhũng 2018, Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020); các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng – UNCAC), đảm bảo nội dung được cập nhật thống nhất, phù hợp với nội dung hiện hành của pháp luật về phòng chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục phòng, chống tham nhũng ở việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)